Chủ Nhật, 22/12/2019 08:00

Quản trị quốc gia ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống người dân?

Nếu tin rằng một quốc gia có dân chủ cao sẽ mang lại một chính phủ tốt hoặc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ đảm bảo một chất lượng sống tốt hơn cho người dân thì bạn nên xem xét lại.

Bằng chứng là trên khắp thế giới, các nền kinh tế được cho là ổn định lại đang đối mặt với những khoảnh khắc đầy bất ổn. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị luận tội ở Hạ viện trong ngày thứ Tư (18/12) vì bị cáo buộc lạm quyền và cản trở Quốc hội.

Giờ đây, khi Đảng Bảo thủ đạt thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử trong tuần trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có khả năng thực hiện Brexit sau 3 năm đàm phán ròng rã kể từ khi người dân chọn rời bỏ Liên minh châu Âu (EU).

Trong các cuộc bỏ phiếu tháng trước, Hồng Kông bầu cho các thành viên hội đồng có hơi hướng ủng hộ dân chủ một cách áp đảo khi Trung Quốc muốn trấn áp các cuộc biểu tình – vốn đã đẩy Hồng Kông rơi vào bờ vực khó khăn và nền kinh tế có khả năng bước chân vào suy thoái.

Mặc dù nhìn chung là có mối tương quan giữa nền dân chủ mạnh và đà tăng trưởng kinh tế với chất lượng cuộc sống tốt hơn, nhưng nghiên cứu của Viện Berggruen lại cho thấy không phải lúc nào nền dân chủ mạnh và tăng trưởng kinh tế cao cũng mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nghiên cứu này được thực hiện ở 38 quốc gia chiếm tới 95% GDP thế giới. Ở một vài nền kinh tế lớn nhất trên thế giới – bao gồm những nơi có nền dân chủ cao và các quốc gia đang phát triển – thành quả thực tế của Chính phủ thường được xem là yếu tốt quyết định.

Biểu đồ thể hiện tương quan giữa chất lượng dân chủ, chính phủ và chất lượng cuộc sống

Nguồn: Bloomberg 

Trung Quốc dù có điểm số thấp về dân chủ nhưng lại là một câu chuyện thành công về kinh tế khi giúp hàng trăm triệu người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói và giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang đối mặt với núi nợ “khổng lồ” và có thể cần phải cho phép công chúng tham gia đóng góp ý kiến trong điều hành Chính phủ nếu muốn đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho người dân trong tương lai.

Trong khi đó, dù Mỹ có tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chất lượng cuộc sống chưa thể cải thiện. Thật vậy, chất lượng cuộc sống tại Mỹ giảm nhẹ trong vòng 14 năm qua, Viện Berggruen cho biết. Điều này cực kỳ đúng khi xét về y tế và giáo dục – vấn đề không phải là chất lượng mà là khả năng chi trả cho dịch vụ y tế và giáo dục.

“Tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày càng tăng và bất bình đẳng giàu có có thể là những yếu tố quan trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008”, theo báo cáo. “Mặc dù nền kinh tế đã phục hồi sau khủng hoảng, nhưng đà tăng này chỉ mang lại lợi ích phần lớn cho những người nằm ở ‘chóp bu’, trong đó 95% tăng trưởng nằm trong tay của top 1% giàu có nhất”.

Thậm chí ở những nơi có nền dân chủ lâu đời, thành quả thực tế của Chính phủ có thể ảnh hưởng các yếu tố khác trong việc xác định chất lượng sống. Chẳng hạn như Italy vốn có nền dân chủ sống động, nhưng khả năng đáp ứng của các chính phủ lại khá tệ và kết quả là tiêu chuẩn sống bị chững lại.

“Italy có thứ bậc cao đến bất ngờ khi xét về chất lượng dân chủ”, theo kết quả nghiên cứu. “Nhưng sự hiện hữu của cơ chế phản hồi và các quy trình dân chủ khác dường như không hề có tác động nào đến chất lượng của chính phủ”.

Các phong trào xã hội nhắm mục tiêu cải cách ở các cơ quan địa phương và quốc gia có thể giúp đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, báo cáo cho thấy.

Việc quản trị yếu kém cũng có thể phá hoại tiến triển ở hai quốc gia BRIC có thu nhập trung bình là Nam Phi và Brazil.

Nam Phi đang có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới, tỷ lệ tội phạm cao và hệ thống giáo dục nghèo nàn. Mặc dù Nam Phi có điểm số cao về dân chủ, nhưng thành quả nghèo nàn trong việc giải quyết bất bình đẳng và tham nhũng có thể là kết quả của việc thiếu ý chí chính trị, theo nghiên cứu trên.

Trong số 38 quốc gia mà Viện Berggruen xem xét, có lẽ không có nước nào thụt lùi nhiều như Brazil trong thập kỷ qua. Từng được xem là đất nước đại diện cho nhóm quốc gia tăng trưởng nhanh chóng BRIC (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), tình trạng bất bình đẳng của Brazil ngày càng gia tăng và GDP bình quân đầu người cũng thấp hơn so với năm 2010. Và nạn phá rừng của Amazon đã đạt mức kỷ lục trong năm nay, qua đó đe dọa không chỉ khu vực đó mà còn cả khí hậu thế giới.

 “Bất chấp những sự đổi mới trong việc quản trị dân chủ, Brazil vẫn chưa thành công trong việc chuyển dịch hệ thống sang cơ chế phản hồi hiệu quả, mức độ dân chủ cao hoặc tham nhũng thấp”, Viện này cho biết.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Tổng thống Mỹ thông qua lệnh trừng phạt đường ống dẫn khí Nga-châu Âu (21/12/2019)

>   Khủng hoảng ngành bán lẻ, hơn 9.300 cửa hàng ở Mỹ phải đóng cửa trong năm 2019 (20/12/2019)

>   Làm ăn lẹt đẹt, hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đóng cửa trong 2019 (20/12/2019)

>   Đông Nam Á có thể cần 'kế hoạch B' để đối phó với lạm phát thấp (20/12/2019)

>   Thỏa thuận giai đoạn 1 Mỹ-Trung sẽ được ký vào tháng 1/2020 (20/12/2019)

>   Giá cà phê lập đỉnh 2 năm do nhu cầu ở châu Á tăng chóng mặt (20/12/2019)

>   Tổng thống Trump chính thức bị luận tội (20/12/2019)

>   Sự thật tín dụng Trung Quốc khởi sắc gần đây: Vay đảo nợ (19/12/2019)

>   Cảnh báo vỡ nợ dây chuyền của doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc (19/12/2019)

>   Chứng khoán Mỹ cứ tăng vì nhà đầu tư nghĩ Fed đang thực hiện nới lỏng định lượng (19/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật