Thứ Bảy, 14/12/2019 10:50

Ngành cá tra: Đến lúc không thể 'mạnh ai nấy làm'

Sau năm 2018 đạt kết quả ấn tượng, năm 2019, ngành cá tra đối diện với sự sụt giảm mạnh cả về giá nguyên liệu, sản lượng, diện tích nuôi và kim ngạch xuất khẩu.

* Năm 2019, xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,06 tỷ USD

* Năm 2019, ngành cá tra Việt Nam giảm toàn diện

* Giá cá tra giảm mạnh vẫn khó tiêu thụ

Theo dự báo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt khoảng 2 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2018. Tính đến cuối tháng 10/2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra mới đạt trên 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với sự sụt giảm về kim ngạch, diện tích nuôi mới từ đầu năm đến hết tháng 11/2019 đạt 3.448 héc ta, giảm 5% so với cùng kỳ; giá cá tra nguyên liệu những tháng đầu năm 2019 đã liên tục sụt giảm và hiện chỉ còn dao động ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với mức giá 30.000 đồng/kg năm 2018). Nguyên nhân giá giảm là do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.

Trước đây, Trung Quốc cho phép nhập khẩu tiểu ngạch nên cá tra Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sang thị trường này. Tuy nhiên, năm nay Trung Quốc siết chặt nhập khẩu, yêu cầu hàng phải xuất chính ngạch cùng những tiêu chuẩn không thấp hơn các nước khu vực châu Âu khiến xuất khẩu cá tra gặp khó. Cá tra Việt cũng gặp nhiều rào cản về kỹ thuật và thương mại từ thị trường Mỹ. Chưa kể, thị trường này còn muốn đa dạng hóa nguồn cung từ nhiều thị trường khác.

Một số chuyên gia đánh giá, điểm nghẽn lớn nhất của ngành nuôi, chế biến, XK cá tra hiện nay là thiếu sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp (DN), giữa các DN với nhau và cả liên kết vùng. Ngành cá tra vẫn hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm” nên không thể kiểm soát được sản lượng, dẫn đến dư thừa khi có biến động.

Sự cạnh tranh trên thị trường cá tra ngày càng khốc liệt khi Trung Quốc, Ấn Độ đều đầu tư công nghệ cao để chủ động nuôi cá tra. Cùng với đó, tiêu chuẩn nhập khẩu cá tra của Trung Quốc đến nay không khác tiêu chuẩn của Mỹ hay EU là mấy. Vì vậy, để phát triển ổn định, giữ vững thị trường, các chuyên gia cho rằng, không còn cách nào khác, các DN phải đổi mới công nghệ, quản trị DN tốt, không chạy theo sản lượng mà nâng cao chất lượng. Ngoài ra, mấu chốt vấn đề vẫn là đẩy mạnh nuôi trồng có sự liên kết chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể truy xuất được nguồn gốc, từ đó giúp sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bảo Ngọc

Congthuong.vn

Các tin tức khác

>   Lo sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn dịp Tết (14/12/2019)

>   10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật 2019 (14/12/2019)

>   Cà phê Việt Nam: Làm sao đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD? (14/12/2019)

>   Bị bôi xấu trên mạng xã hội: Doanh nghiệp phải làm gì? (14/12/2019)

>   Sông, hồ thủy điện cạn nước: Cảnh báo thiếu điện nghiêm trọng (14/12/2019)

>   Thủ tướng kỷ luật cách chức Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh (13/12/2019)

>   Ông Nguyễn Đức Kiên làm Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng (13/12/2019)

>   Thủ tướng: Phấn đấu 110 tỉ USD năm 2030, dệt may cần quyết tâm như 2 đội bóng (13/12/2019)

>   Truy nã nguyên Phó Giám đốc Petroland Trần Hữu Giang (13/12/2019)

>   Thị trường thép: Tiêu thụ ì ạch, khó khăn bủa vây (13/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật