Thứ Bảy, 21/12/2019 10:00

Chính sách ngân hàng 2019 (kỳ 3): Những điểm mới trong mua bán ngoai tệ và ví điện tử

Năm 2018, truyền thông đã tốn kém không ít giấy mực trước vụ án đổi 100 USD tại tiệm vàng bị phạt đến 100 triệu đồng. Với những vấn đề còn chưa hợp lý đó, Chính phủ đã chính thức ban hành quy định  đối với hành vi mua bán ngoại tệ.

* Những chính sách lãi suất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng năm 2019 (kỳ 1)

* Chính sách ngân hàng 2019 (kỳ 2): Siết chặt cho vay bất động sản

Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1,000 USD sẽ bị phạt cảnh cáo

Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2019 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trong đó phân loại vi phạm theo từng số tiền ngoại tệ trao đổi, mua bán trên thị trường. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.

Trong đó, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1,000 đô la Mỹ (USD) (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng khi mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1,000 USD đến dưới 10,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Hoặc mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1,000 USD đến dưới 10,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 30-50 triệu đồng khi làm đại lý chi trả ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức kinh tế trở lên không đúng quy định của pháp luật hoặc chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.

Cá nhân xài ví điện tử không quá 100 triệu đồng/tháng

Ví điện tử cũng là một từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất khi nhắc đến lĩnh vực thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Trong năm 2019, NHNN đã có quy định mới nhằm hoàn thiện quản lý đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt này.

Cụ thể, ngày 22/11/2019, NHNN ban hành Thông tư 23 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của 1 khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Ngân hàng Nhà nước cũng không quy định hạn mức giao dịch với ví điện tử của tổ chức.

Ngoài ra, tại thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng hoặc nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng.

Còn khách hàng được sử dụng ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng và rút tiền từ ví điện tử về tài khoản thanh toán, hoặc thẻ ghi nợ tại ngân hàng.

Đối với chủ ví điện tử, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc cấm  sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đồng thời, chủ ví điện tử cũng không được cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử.

Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 07/01/2020.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Chính sách ngân hàng 2019 (kỳ 2): Siết chặt cho vay bất động sản (19/12/2019)

>   Những chính sách lãi suất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng năm 2019 (kỳ 1) (17/12/2019)

>   Basel II: Giờ G sắp điểm (16/12/2019)

>   SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 15,044 tỷ đồng  (15/12/2019)

>   Chuyển nhầm tiền không đòi lại được vì... ai chẳng có lòng tham (15/12/2019)

>   Ngân hàng mở rộng dịch vụ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt  (14/12/2019)

>   Viện kiểm sát kháng nghị 'đại án' Hứa Thị Phấn (14/12/2019)

>   Sacombank tiếp nhận 837 thực tập viên tiềm năng 2020 (14/12/2019)

>   Vay ngân hàng phải 'cõng' thêm phí bảo hiểm (14/12/2019)

>   Tỷ giá giảm nhẹ trong tuần qua (14/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật