Thứ Năm, 19/12/2019 10:06

Chính sách ngân hàng 2019 (kỳ 2): Siết chặt cho vay bất động sản

Cũng trong năm 2019, để tránh tình trạng “bong bóng” bất động sản, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hạn chế cho vay trong lĩnh vực này, cũng là để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

* Những chính sách lãi suất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng năm 2019 (kỳ 1)

Siết mạnh cho vay bất động sản

Ngày 15/11/2019, NHNN ban hành Thông tư 22 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ ngày 01/01/2020 - 30/09/2020 là 40%; từ 01/10/2020 - 30/09/2021 là 37%; từ 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 01/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay,  nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.

Các khoản phải đòi khác như đối với cá nhân phục vụ đời sống, mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 01/01/2021.

Cũng theo thông tư trên, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 phải gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày 01/01/2020, nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn và giải pháp, lộ trình để đảm bảo tuân thủ Thông tư 41 chậm nhất kể từ ngày 01/01/2023.

Siết cho vay tiêu dùng

Thông tư 18 của NHNN được ban hành ngày 04/11/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43 ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Cách tính tỷ lệ cho vay tiền mặt trên tổng dư nợ theo Thông tư 18 vừa được ban hành nhẹ hơn rất nhiều so với tính toán ban đầu. Trước đó, tỷ lệ cho vay tiền mặt bằng các khoản cho vay tiền mặt chia cho tổng dư nợ. Nhưng theo Thông tư 18, cách tính cho vay tiền mặt chỉ áp dụng đối với những khoản có dư nợ trên 20 triệu đồng, có nghĩa là cấm những khoản cho vay tiền mặt có rủi ro cao.

Công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng  không có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng tra cứu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), tại thời điểm gần nhất so với thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính đó, tại thời điểm cuối ngày làm việc liền kề trước ngày ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng, phải tuân thủ tỷ lệ tối đa theo lộ trình:

  • Từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021: 70%;
  • Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022: 60%;
  • Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023: 50%;
  • Từ ngày 01/01/2024: 30%.

Cũng trong Thông tư 18 quy định, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Những chính sách lãi suất ảnh hưởng đến ngành ngân hàng năm 2019 (kỳ 1) (17/12/2019)

>   Basel II: Giờ G sắp điểm (16/12/2019)

>   SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 15,044 tỷ đồng  (15/12/2019)

>   Chuyển nhầm tiền không đòi lại được vì... ai chẳng có lòng tham (15/12/2019)

>   Ngân hàng mở rộng dịch vụ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt  (14/12/2019)

>   Viện kiểm sát kháng nghị 'đại án' Hứa Thị Phấn (14/12/2019)

>   Sacombank tiếp nhận 837 thực tập viên tiềm năng 2020 (14/12/2019)

>   Vay ngân hàng phải 'cõng' thêm phí bảo hiểm (14/12/2019)

>   Tỷ giá giảm nhẹ trong tuần qua (14/12/2019)

>   Có 12 ngân hàng có chi phí lãi tăng cao hơn thu nhập lãi (14/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật