Thứ Ba, 26/11/2019 07:15

Tiếp tục lùi các dự án mở rộng cửa ngõ TP.HCM

Nhiều dự án mở rộng cửa ngõ TP.HCM đã được phê duyệt, lên kế hoạch triển khai từ cách đây cả hơn thập niên nhưng đến giờ vẫn nằm trên giấy.

Tiếp tục lùi các dự án mở rộng cửa ngõ TP.HCM
Ùn tắc nghiêm trọng tại các cửa ngõ trọng điểm khiến việc đi lại của người dân, vận chuyển hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn. Ngọc Dương

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết đơn vị này được UBND TP giao thực hiện 5 dự án giải tỏa giao thông khu vực cửa ngõ TP.HCM bao gồm mở rộng QL 22, QL 1, QL 13, QL 50 và dự án Nút giao An Phú. Hiện nay, Ban Quản lý đã hoàn tất các thủ tục trình duyệt phương án đầu tư, chuyển đổi từ PPP sang hình thức đầu tư công, sử dụng ngân sách TP. Hồ sơ đã được chuyển lên Sở KHĐT, đang chờ lấy ý kiến các Sở, ngành để báo cáo báo cáo thường trực UBND chấp thuận phương án đầu tư.

"Lúc đầu, dự kiến công tác đề xuất chủ trương đầu tư công và thông qua chủ trương HĐND vào cuối kỳ họp năm 2019. Nếu được thông qua, quý 2/2020, BQLDA sẽ trình báo cáo khả thi, 1 năm sau trình báo cáo thiết kế kỹ thuật và nếu mặt bằng được giao sớm sẽ thực hiện từ 2022 - 2023 là hoàn thành. Tuy nhiên đến nay đã cuối năm 2019 và hiện TP đang bận nhiều việc, chưa thể sắp xếp lịch nghe báo cáo nên kế hoạch thông qua chủ trương có thể phải lùi lại qua năm 2020" - ông Ninh thông tin.

Cũng theo vị này, dự án khép kín đường Vành đai 2 đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trình hồ sơ lên Sở KHĐT. Tuy nhiên dự án đang vướng khâu thiết kế do đường tuyến đang có độ "vênh" nhỏ so với quy hoạch phân khu. Trong tuần này, Ban sẽ gửi văn bản trao đổi hướng điều chỉnh tuyến cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc để Sở này thẩm định, sau đó mới trình UBND chủ trương đầu tư mới.

Thực tế, các dự án nêu trên đều đã được lên kế hoạch từ cách đây cả hơn thập kỷ, cá biệt có dự án mở rộng QL13 đã 17 năm "án binh bất động". Sau thời gian dài loay hoay, vướng mắc cả thủ tục triển khai xã hội hóa và giải phóng mặt bằng, TP đang tính chuyển đổi phương án đầu tư sang đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ. Việc ùn tắc khu vực cửa ngõ, thiếu trầm trọng mạng lưới đường vành đai được đánh giá là nguyên nhân chính khiến bức tranh giao thông TP.HCM ngày càng tồi tệ, ùn tắc từ trong ra ngoài không có giải pháp.

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Trung Quốc hỗ trợ lập quy hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng? (25/11/2019)

>   Giữa tháng 12-2019 khởi công đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 (25/11/2019)

>   Nghiên cứu vay vốn từ Thụy Điển làm sân bay Long Thành (25/11/2019)

>   Cocobay Đà Nẵng - dự án Condotel đầu tiên 'vỡ trận' về lợi nhuận cam kết (25/11/2019)

>   GS Đặng Hùng Võ: Tăng thuế để hạn chế dân di cư vào Hà Nội, TP.HCM (23/11/2019)

>   Quốc hội không quyết cụ thể doanh nghiệp làm sân bay Long Thành (23/11/2019)

>   Đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo chậm 12 năm, đội vốn 16.000 tỉ (22/11/2019)

>   Bến xe Miền Đông mới chưa thể hoạt động trước Tết Canh Tý (22/11/2019)

>   Cầu đi bộ Suối Tiên chưa có thiết kế nhưng vẫn triển khai thi công (22/11/2019)

>   Hơn 30 nhà đầu tư trong nước dự tuyển thầu cao tốc Bắc - Nam (22/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật