Thứ Hai, 25/11/2019 10:45

Kinh tế chia sẻ: Đã đến lúc phải được quản kỹ để bảo vệ người tiêu dùng

Nền kinh tế chia sẻ cần được tiếp cận ở góc nhìn không chỉ là câu chuyện của công nghệ mà còn là đổi mới sáng tạo, mô hình kinh tế mới, để từ đó có khuôn khổ pháp lý phù hợp và theo kịp với sự phát triển.

Kinh tế chia sẻ: Đã đến lúc phải được quản kỹ để bảo vệ người tiêu dùng - Ảnh 1.
Các diễn giả trao đổi thông tin bên lề sự kiện tổ chức tại Bình Dương ngày 25-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Erick Hadi, CEO Electronic Science Indonesia, cho rằng sự phát triển nhanh của mô hình kinh tế chia sẻ ở châu Á đang thay đổi dần các hình thái kinh tế. 

Thậm chí, tại Indonesia sự phát triển quá nhanh của kinh tế chia sẻ, và phát triển lớn hơn là kinh tế số đang đặt chính phủ nước này vào thách thức các luật pháp, quy định quản lý mô hình kinh doanh này bị tụt hậu so thực tế. 

Bà Nimnual Piewthonggam, nhà đồng sáng lập Gumpun Muay Thai, một ứng dụng phát triển môn võ cổ truyền Thái Lan, cũng cho rằng các mô hình kinh tế chia sẻ đã hiện diện trong cuộc sống của người dân ở các thành phố châu Á, sự lớn mạnh của mô hình này đã đưa chúng trở thành nền kinh tế mới, dẫn dắt sự phát triển kinh tế của các quốc gia. 

Quản hay cấm?

Các startup trong lĩnh vực này đang thay đổi những mô hình kinh doanh truyền thống một cách rất đặc thù. 

Trước đây doanh nghiệp cố gắng mọi cách để cho ra đời một dich vụ mới hay sản phẩm mới sau đó mới đi quảng bá, đánh giá tác động của người thì bây giờ, thông qua các nền tảng, ứng dụng, doanh nghiệp thu thập thông tin người dùng, hiểu sự thay đổi của người dùng hằng giờ, hằng ngày từ đó mới cho ra sản phẩm đáp ưng hay giải quyết các nhu cầu của xã hội. 

"Kinh tế chia sẻ ở châu Á" là một chủ đề nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis - Bình Dương 2019 (Horasis - Bình Dương 2019) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, được tổ chức từ ngày 24 đến 26-11.

 
Kinh tế chia sẻ: Đã đến lúc phải được quản kỹ để bảo vệ người tiêu dùng - Ảnh 3.
Các đại biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chẳng hạn tại Thái Lan, một ứng dụng tên Line ban đầu chỉ là nơi gặp gỡ, trò chuyện của mọi người nhưng với dữ liệu người dùng có, ứng dụng này đã trở thành nơi các thương hiệu khác tương tác. Bây giờ người dân có thể lên đó đặt xe, thanh toán, sử dụng các dịch vụ cơ bản hàng ngày. 

Thái Lan đón hàng triệu du khách mỗi năm, trước đây khách phải đổi tiền khi đến đây mua sắm, nghỉ dưỡng nhưng bây giờ họ không cần phải bận tâm vấn đề này. Các ngân hàng đã liên kết với người bán hàng cung cấp dịch vụ thanh toán di động, tạo ra sự tiện lợi rất lớn cho du khách. 

"Các nền tảng, dịch vụ chia sẻ đang làm cuộc sống của thị dân sang dễ dàng hơn, xã hội Thái Lan đang tiến tới một xã hội không tiền mặt và đây cũng là định hướng của chính phủ mong muốn", bà Nimnual Piewthonggam nói thêm.

Quyền lực của người nắm dữ liệu

Vậy trong cấu trúc phân bố quyền lực của các thành tố cấu thành nên mô hình kinh tế chia sẻ, ai mới là người quyền lực nhất? 

Theo các doanh nghiệp, khi nói về nền kinh tế chia sẻ, người ta đang nói nhiều về công nghệ, về mạng lưới, nhưng bên trong nó vẫn là các mối quan hệ, cách thức mong muốn của con người.

Sự phát triển của các dịch vụ phòng trực tuyến, kết nối chia sẻ không gian đang ảnh hưởng đến kinh doanh ngành khách sạn, không chỉ vậy, chúng cũng thay đổi cách đi du lịch của người tiêu dùng hiện nay, kéo sang ảnh hưởng các công ty du lịch, lữ hành. Nhưng hiện nay câu chuyện quản lý thuế đối với mô hình dịch vụ vẫn chưa có lối ra. 

Chia sẻ bên lền hội nghị với Tuổi Trẻ Online, ông Huỳnh Công Thắng, CEO InnoLab, Asia cho rằng các ông chủ doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư có mặt tại hội nghị lần này đều xem thách thức của nền kinh tế chia sẻ là câu chuyện quản lý, đặc biệt khi nền kinh tế này đang ngày càng phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến các mô hình kinh tế, ngành nghề truyền thống khác, nên cần đặt kinh tế chia sẻ vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế chung. 

"Chúng ta đều thừa nhận đây là hình thái mới của nền kinh tế, các công ty trong lĩnh vực đang sử dụng hiệu quả thông tin và bắt đầu 'thao túng' người dùng, đi đầu trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn tăng giá khi người dùng đã quen với dịch vụ", ông Thắng nói. 

"Các công ty cung cấp nền tảng có đằng sau họ là khối lượng dữ liệu rất lớn nhưng chính phủ cần có tiếng nói. Ở một góc cạnh nào đó, cần có sự kết nối giữa chính phủ các nước (G to G). Đó không là câu chuyện của mỗi quốc gia và việc hiểu bản chất các mô hình, cùng chia sẻ góc nhìn trong quản lý cấp chính phủ cũng sẽ là cách giúp nền kinh tế chia sẻ phát triển đúng hướng", ông Erick Hadi đề xuất. 

N.BÌNH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Đưa 1 kg tôm lên miền núi đắt hơn từ Ecuador về Việt Nam (25/11/2019)

>   Không 'bảo' được nhà đầu tư, Bộ Giao thông tuyên bố vỡ tiến độ thu phí không dừng (25/11/2019)

>   Việt Nam có thiếu cảng biển? (25/11/2019)

>   Châu Á đang thành động lực phát triển mới của toàn cầu, VN cần làm gì? (25/11/2019)

>   Quốc hội không chỉ định thầu làm sân bay Long Thành (25/11/2019)

>   Khởi tố 3 người sản xuất hơn 1.000 vé đá bóng giả để bán kiếm lời (24/11/2019)

>   Cà Mau: Xin giữ vốn ở công ty cấp nước để đảm bảo an ninh nguồn nước (24/11/2019)

>   Vai trò của Việt Nam trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc (24/11/2019)

>   Ôtô hết cửa 'làm giá' cuối năm (24/11/2019)

>   Bị 'siết' chặt nhưng sắt thép từ Trung Quốc vẫn nhập 'khủng' (24/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật