Thứ Ba, 26/11/2019 13:34

Bùng nổ nhà đầu tư ngoại góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,8 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Bùng nổ nhà đầu tư ngoại góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam
Ảnh minh hoạ.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,69 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh

Theo đó, tính đến ngày 20/11/2019, có 3.478 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 28,2% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 14,68 tỉ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư đăng ký cấp mới giảm nhưng tốc độ giảm đã nhỏ dần so với các tháng trước. 

Về vốn điều chỉnh, có 1.256 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,87 tỉ USD, bằng 79,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 11 tháng năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ, không có dự án tăng vốn lớn như cùng kỳ năm 2018.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 8.561 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 11,24 tỉ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký.

Đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,02% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,78%, 11 tháng năm 2019 chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt gần 166,7 tỉ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 164,83 tỉ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 134,1 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,7% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 32,6 tỉ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 30,7 tỉ USD không kể dầu thô. Mặc dù khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 23,48 tỉ USD, nhưng xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy, cả nước xuất siêu 9,1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2019.

Doanh nghiệp Nhật, Hàn muốn dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam

Cũng theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 21,56 tỉ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,31 tỉ USD, chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,…

Theo đối tác đầu tư, có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,69 tỉ USD, trong đó, có 3,85 tỉ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông).

Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,73 tỉ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,47 tỉ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản,... 

Trong đó, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 2 lần, từ Hồng Kông tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 6,82 tỉ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 5,48 tỉ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh,…

Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2019 số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó có nhiều đoàn tìm hiểu cơ hội để dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…

KIỀU LINH

VnEconomy

Các tin tức khác

>   'Thà xóa quy hoạch chứ nhất quyết không làm nhiệt điện than' (26/11/2019)

>   Các nhà cung cấp chuỗi Món Huế bị bác đơn kiện (25/11/2019)

>   Chính phủ bảo đảm sự phát triển lâu dài, bình đẳng của đầu tư nước ngoài (25/11/2019)

>   Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cấp thị thực theo mức vốn (25/11/2019)

>   Doanh nghiệp được tự quyết về con dấu? (25/11/2019)

>   'Đốt' tiền, đội vốn phi mã, đường sắt vẫn xin đầu tư (25/11/2019)

>   Nông trường Sông Hậu sẽ được giải cứu như thế nào? (25/11/2019)

>   Air Asia bỏ tham vọng lập hãng bay giá rẻ tại Việt Nam (25/11/2019)

>   Kinh tế chia sẻ: Đã đến lúc phải được quản kỹ để bảo vệ người tiêu dùng (25/11/2019)

>   Đưa 1 kg tôm lên miền núi đắt hơn từ Ecuador về Việt Nam (25/11/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật