Thứ Năm, 31/10/2019 13:00

Trung tâm tài chính Trung Quốc yêu cầu đóng cửa hoạt động cho vay ngang hàng

Cơ quan điều hành tại trung tâm tài chính Trung Quốc đã ra lệnh cho hơn 40 tổ chức cho vay ngâng hàng tại Thượng Hải phải đóng cửa hoạt động – “cú tát” mới nhất vào ngành cho vay trực tuyến vốn đã thu hẹp 50% trong năm nay, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Trong cuộc họp gần đây với cơ quan dịch vụ tài chính của Thượng Hải, một số nền tảng lớn nhất của Trung Quốc bao gồm Lufax, vốn có sự hậu thuẫn của ông lớn Ping An, và Dianrong.comđều nhận được chỉ định ngừng phát hành sản phẩm mới và dần dần đóng cửa dịch vụ cho vay ngang hàng, dựa trên nguồn tin thân cận.

Động thái trên cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc cải cách một ngành vốn đã có số dư cho vay hơn 150 tỷ USD và hơn 50 triệu nhà đầu tư tại đỉnh điểm, nhưng lại bị cản trở bởi những vụ gian lận và vỡ nợ. Thậm chí những tổ chức cho vay ngang hàng lớn nhất đề cập ở trên cũng chẳng “được tha” sau khi lĩnh vực này bị kiểm soát đặt biệt theo chương trình kìm hãm rủi ro tài chính của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hôm thứ Tư (30/10), Cơ quan ngành tài chính Internet của Thượng Hải đã lên tiếng phủ nhận thông tin truyền thông cho rằng các nền tảng P2P tại Thượng Hải đã ký thỏa thuận chấm dứt hoạt động kinh doanh. Cơ quan này đã trao đổi với các nền tảng này nhưng lại không đưa ra hạn chót, dựa trên nguồn tin thân cận.

Lĩnh vực ngang hàng (P2P) của Trung Quốc ra đời trong lúc diễn ra làn sóng giảm bớt quy định – một yếu tố thúc đẩy cho hệ thống ngân hàng ngầm tại quốc gia này. Những tổ chức cho vay trực tuyến này được tạo ra để trở thành kênh tài trợ mới cho những cá nhân và tổ chức nhỏ, đồng thời cho phép người tiết kiệm có khả năng mang về lợi suất tới 2 con số.

Chiến dịch kiểm soát của các cơ quan chức trách Trung Quốc đã đẩy hàng ngàn nhà đầu tư – vốn đã bỏ tiền vào những nền tảng P2P – rơi vào cảnh khó khăn về tài chính. Khoảng 1,200 công ty cho vay ngang hàng đã ngưng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2019 khi số dư cho vay giảm 48%, theo Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC).

Tính tới tháng 9/2019, vẫn còn khoảng 600 công ty cho vay P2P trên khắp Trung Quốc, giảm từ mức đỉnh 6,600 công ty, dữ liệu từ công ty nghiên cứu WDZJ cho thấy. Chỉ khoảng 50 công ty có thể tồn tại được, các chuyên viên phân tích của Citigroup ước tính trong tháng 11/2019.

Thậm chí, dự đoán của Citigroup có thể vẫn còn quá lạc quan, trong đó một số chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã ra chỉ thị chấm dứt hoàn toàn hoạt động cho vay ngang hàng trong vài tháng gần đây. Vào cuối năm 2017, chính quyền trung ương đưa ra một quá trình đăng ký phức tạp để “dọn dẹp” lĩnh vực P2P này, trong đó các quan chức ở Thượng Hải xác định được 160 vấn đề như lãi suất vay quá cao, sử dụng vốn sai mục đích và khuếch đại con số tỷ suất sinh lợi. Không có một công ty cho vay ngang hàng nào thông qua được quá trình đó.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Powell: Chỉ khi lạm phát tăng thực sự mạnh thì Fed mới nâng lãi suất (31/10/2019)

>   Hội nghị APEC – nơi ông Trump và ông Tập định ký thỏa thuận – đột nhiên bị hủy bỏ (31/10/2019)

>   Đàm phán bế tắc khi Mỹ ép Trung Quốc mua nông sản số lượng quá lớn (31/10/2019)

>   Fed hạ lãi suất lần thứ ba trong năm 2019, báo hiệu tạm ngưng nới lỏng chính sách (31/10/2019)

>   Bị Mỹ trừng phạt, Huawei chiếm thị phần smartphone kỷ lục ở Trung Quốc (31/10/2019)

>   Kinh tế Mỹ giảm tốc, nhưng vẫn tốt hơn dự báo (31/10/2019)

>   Di dân làm việc ở nước ngoài gửi tiền về nhiều gấp 3 ODA và FDI (30/10/2019)

>   Điều tồi tệ nhất của thị trường trái phiếu Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt (30/10/2019)

>   Nhờ đâu Xiaomi thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ? (30/10/2019)

>   Airbus trúng đơn hàng 300 chiếc máy bay từ Ấn Độ (30/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật