Thứ Ba, 01/10/2019 17:35

Lừa đảo qua ví điện tử gia tăng

Với xu hướng phát triển ví điện tử gia tăng, tội phạm đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng bên cạnh những chiêu lừa “cổ điển” khác.

Lừa đảo qua ví điện tử gia tăng
Nhiều chiêu trò lừa đảo lấy tiền trong tài khoản ngân hàng
Ngọc Thắng

Giả mạo nhân viên ví điện tử, ngân hàng

Lừa đảo qua ví điện tử để lấy trộm thông tin tài khoản ngân hàng là một trong những chiêu thức mới mà tội phạm lừa đảo triển khai gần đây.

Theo Vietcombank, đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng, nhân viên cung cấp dịch vụ ví điện tử yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để nâng cấp dịch vụ hoặc khách hàng đăng ký dịch vụ để được hưởng khuyến mãi. Khi khách hàng đăng ký dịch vụ kết nối tài khoản ngân hàng với ví điện tử và cung cấp các thông tin dịch vụ, đối tượng lừa đảo đã lấy được thông tin tài khoản của khách hàng.

Cũng liên quan đến ví điện tử, một chiêu lừa khác là tội phạm khai thác những thông tin khi khách hàng sử dụng ví điện tử có những thắc mắc và đăng tải câu hỏi lên website/fanpage của nhà cung cấp. Lúc này, đối tượng lừa đảo lấy thông tin của khách hàng và giả mạo là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ liên hệ với khách hàng để “chăm sóc”, hỏi về những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Sau đó, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin các dịch vụ ngân hàng như là 1 bước để khắc phục lỗi dịch vụ. Từ đây, tội phạm sẽ lấy được thông tin tài khoản ngân hàng của khách và chiếm đoạt tiền.

Đánh vào lòng tham của một số người, tội phạm giả mạo tin nhắn của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Vào cuối tháng 9, Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Lê Thế Hoàng (SN 1995, trú tại thôn 7, xã Quang Minh, TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lê Thế Hoàng khai nhận đã làm giả tin nhắn của ngân hàng để chiếm đoạt của bà Lê Thị D. 162 triệu đồng. Chiêu lừa của Lê Thế Hoàng là lên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) tìm kiếm thông tin của bà D., sau đó nhờ bà D. nhận giúp tiền qua chuyển khoản có hưởng hoa hồng và chuyển khoản số tiền này đi. Bà D. đồng ý thực hiện thì Hoàng tạo ra các tin nhắn giả danh ngân hàng nhắn tin với cú pháp thông báo tài khoản bà D. đã nhận được tiền. Bà D. tin đã nhận tiền nên thực hiện chuyển khoản số tiền này cho Hoàng. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Thận trọng với những chiêu lừa “cổ điển”

Ngoài ra, những chiêu lừa “cổ điển” vẫn được tội phạm sử dụng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân. Chẳng hạn, giả danh công an, tòa án, viện kiểm sát thông báo khách hàng có liên quan đến vụ án buôn lậu/rửa tiền/mua bán ma túy, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin dịch vụ ngân hàng hoặc cài đặt dịch vụ theo yêu cầu của đối tượng lừa đảo; giả danh cho vay tiền trên mạng, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin dịch vụ ngân hàng để hoàn tất hồ sơ vay nhưng thật chất là để lấy thông tin tài khoản ngân hàng.

Tội phạm lừa đảo mạo danh là người thân, người mua hàng thông báo sẽ chuyển tiền cho khách hàng. Đối tượng gửi cho khách hàng đường link giả yêu cầu khách hàng xác nhận thông tin. Khách hàng truy cập vào đường link giả và cung cấp cho đối tượng các thông tin về tên truy cập, mật khẩu, mã OTP của khách hàng.

Vietcombank cảnh báo khách hàng cảnh giác trước những chiêu lừa đảo trên và tuyệt đối giữ bí mật thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử, thông tin thẻ. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin trên cho bất kỳ ai thông qua bất kỳ phương thức giao tiếp nào như email, tin nhắn, trao đổi miệng... Không nên lưu thông tin bảo mật ngân hàng điện tử và thẻ trên các thiết bị điện tử và các website cũng như dưới bất kỳ hình thức nào. Hạn chế truy cập tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính trên các thiết bị lạ.

Đồng thời, đối tượng lừa đảo thường nghiên cứu thông tin khách hàng qua các trang mạng xã hội và mạo danh người thân, người quen để mượn tiền, cho vay, chuyển tiền… nên khách hàng cần xác thực thông tin những người thân, bạn bè trước khi có giao dịch chuyển tiền. Trước khi đăng nhập những thông tin tài khoản ngân hàng vào những website, khách hàng nên kiểm tra đó là những trang có uy tín, độ bảo mật cao hay không, sau khi thực hiện xong các giao dịch, khách hàng cần đăng xuất khỏi tài khoản ngay.

Thanh Xuân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   VCSC: Những vấn đề chưa được giải quyết tại Eximbank (01/10/2019)

>   Mua trả góp lãi suất 0%: Tốt hay xấu? (09/10/2019)

>   Các đề án tái cơ cấu đang đi đúng hướng (01/10/2019)

>   BIDV thu ròng gần 2,996 tỷ đồng trái phiếu bổ sung vào nguồn vốn hoạt động (01/10/2019)

>   Tất toán nợ vay ngoại tệ, tỷ giá vẫn bình yên (01/10/2019)

>   Cần quản lý cho vay ngang hàng (01/10/2019)

>   Tỷ giá trung tâm đi lên theo chỉ số DXY (01/10/2019)

>   Khốn cùng với vay trực tuyến (01/10/2019)

>   4 loại tài khoản của Kho bạc Nhà nước được mở tại ngân hàng  (30/09/2019)

>   Dừng cho vay ngoại tệ trung dài hạn để nhập khẩu hàng hóa từ ngày 01/10 (30/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật