Thứ Sáu, 25/10/2019 14:35

Chuẩn bị cho những thương vụ IPO thất bại

Sự thất bại của Món Huế sau những đợt huy động vốn trên thị trường những ngày qua không phải là trường hợp cá biệt khi thị trường thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp thất bại hậu IPO.

Chuẩn bị cho những thương vụ IPO thất bại
Chuỗi nhà hàng Món Huế đóng cửa, bị tố nợ tiền nhà cung cấp

Thông tin chuỗi nhà hàng Món Huế đóng cửa, bị tố nợ tiền nhà cung cấp gây xôn xao cộng đồng kinh doanh những ngày gần đây. Món Huế, hay thực chất là Công ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam, đơn vị sở hữu Món Huế cùng 2 chuỗi nhà hàng khác, đã không thể trụ vững sau nhiều vòng gọi vốn thành công lên tới hàng chục triệu USD

Thậm chí, cách đây vài năm, Huy Việt Nam còn làm thị trường chứng khoán Việt Nam "dậy sóng" khi tham vọng phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) ở Sàn Giao dịch chứng khoán Hong Kong (HKEx) với số vốn huy động được dự kiến lên tới 100 triệu USD.

Theo ông Võ Đình Trí, thành viên Hiệp hội Các nhà nghiên cứu, chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), Món Huế thất bại trước khi đạt IPO không phải trường hợp ngoại lệ trên thị trường. 

Chẳng hạn, câu chuyện WeWork trượt giá từ 47 tỷ USD xuống còn 10 tỷ USD ngay trước thềm IPO mới đây đã khiến xôn xao dư luận. Hay Anheuser-Busch InBev SA (hãng bia lớn nhất thế giới) chi nhánh châu Á - Thái Bình Dương cũng buộc phải tuyên bố hủy bỏ đợt IPO vào tháng 7/2019 dù được JPMorgan Chase & Co. và Morgan Stanley đứng ra tư vấn cho thương vụ chào bán kỳ vọng thu về hơn 9,8 tỷ USD.

Không chỉ là những cú "quỵ ngã" ngay trước thềm IPO, thị trường cũng chứng kiến những thương vụ IPO thất bại. Uber đã thất bại trong đợt IPO hồi tháng 5/2019 khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khi giá cổ phiếu của Uber chào sàn ở mức 42 USD, thấp hơn 6,7% so với mức định giá IPO (45 USD). Hay lần đầu tiên ra mắt thị trường của Xiaomi đã diễn ra không mấy suôn sẻ khi giá giao dịch cổ phiếu cũng thấp hơn giá IPO. 

Lý giải về sự thất bại của những thương vụ IPO này tại Diễn đàn Tài chính – Ngân hàng Việt Nam do AVSE Global và Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 24/10, Giáo sư Brian Lucey, Đại học Dublin, Ireland cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến IPO không thành công. 

Đó có thể là nguyên nhân đến từ chính đơn vị phát hành cổ phần, hay đến từ chính những đơn vị tư vấn thương vụ IPO do không định giá đúng giá trị doanh nghiệp, đúng tín hiệu thị trường như trường hợp của Uber vào đúng thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang...  "Tuy nhiên, IPO thất bại không có nghĩa là doanh nghiệp thất bại", ông Brian nói. 

Bởi theo ông, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp chủ động rút khỏi đợt IPO khi nhận thấy những tín hiệu thiếu tích cực từ thị trường hay nhà đầu tư. Song điều này cũng khiến doanh nghiệp tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho việc chuẩn bị thương vụ IPO.

Cũng theo ông Brian, ngoài những trường hợp trên, thị trường còn ghi nhận sự thất bại của doanh nghiệp hậu IPO. Doanh nghiệp không thể tiến hành niêm yết sau đợt IPO theo như quy định.

Nguyên nhân, theo ông Brian, có thể là do nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược kinh doanh nên quyết định rút vốn khỏi doanh nghiệp, sự bất đồng trong quản trị khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục phát triển, những thay đổi trong chính sách làm ngành kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát triển thị trường và mở rộng kinh doanh, hoặc do thị trường phát sinh yếu tố bất lợi nhưng căng thẳng thương mại, chính trị gia tăng...

Theo một nghiên cứu được GS. Brian nghiên cứu về doanh nghiệp thất bại hậu IPO trong hơn 10 năm qua, trong số 334 doanh nghiệp rút IPO, có tới 122 giữ nguyên mô hình hoạt động tư nhân, 110 doanh nghiệp tiến hành mua bán và sáp nhập, 75 doanh nghiệp rời bỏ thị trường và 27 doanh nghiệp phục hồi IPO. 

Vì vậy, vị chuyên gia đến từ Đại học Dublin cho rằng, với sự bùng nổ của khu vực doanh nghiệp năng động, Việt Nam cần nhìn nhận rõ những thất bại có thể xảy đến với doanh nghiệp của quá trình IPO để có sự chuẩn bị cho thời gian tới khi việc huy động từ thị trường vốn dần gia tăng.

"Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý, từ những thương vụ IPO thất bại, tôi nhận thấy rằng đằng sau những đợt IPO thành công đều có bóng dáng của các quỹ đầu tư (Venture Capital) khi các quỹ này làm rất tốt vai trò định giá, tư vấn... Trong đó, rất nhiều quỹ không chỉ đi theo doanh nghiệp vài ba năm mà họ còn theo doanh nghiệp cả chặng đường dài để hỗ trợ doanh nghiệp quản trị, doanh nghiệp, phát triển kinh doanh", ông Brian nhấn mạnh.

Anh Nhi

VnEconomy

Các tin tức khác

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ (23/10/2019)

>   HOSE: Thông báo về việc đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty Cổ phần Đăng kiểm Tây Ninh (22/10/2019)

>   SCIC chào bán trọn lô 7.3 triệu cp Cảng An Giang, giá khởi điểm 99,000 đồng/cp (17/10/2019)

>   Cổ phần hóa ì ạch vì lợi ích cá nhân, cục bộ... (17/10/2019)

>   Tiếp tục giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại ACV là chưa phù hợp (16/10/2019)

>   Sở hữu 1 cảng sông và 240 ha đất, Biconsi được SCIC chào giá 143,700 đồng/cp (16/10/2019)

>   Gỡ những nút thắt trong thoái vốn Nhà nước để các thương vụ thành công hơn (16/10/2019)

>   1 cá nhân chi hơn 77 tỷ đồng mua gần 2.5 triệu cp LDP (11/10/2019)

>   2 cá nhân đăng ký mua trọn lô cổ phiếu LDP của SCIC chào bán (03/10/2019)

>   SCIC đấu giá trọn lô Xi măng Tiên Sơn Hà Tây, giá khởi điểm 11,260 đồng/cp (25/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật