Thứ Tư, 16/10/2019 21:43

Tiếp tục giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại ACV là chưa phù hợp

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, ngày 15/5/2019, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 638 thông báo ý kiến Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giao Uỷ ban chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước cụ thể tại ACV theo đúng quy định pháp luật.

Tiếp tục giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại ACV là chưa phù hợp
Tiếp tục giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại ACV là chưa phù hợp.

Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình hoạt động sau khi cổ phần hóa, Ủy ban nhận thấy ACV hiện đang quản lý các cảng hàng không, sân bay có vị trí, vai trò rất quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng trong cả nước.

"Sau khi cổ phần hóa đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc, như cơ chế quản lý, khai thác, vận hành khu bay hiện vẫn lúng túng khi giải quyết. Do đó, việc tiếp tục giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại ACV là chưa phù hợp", Uỷ ban cho biết.

Liên quan đến việc thoái vốn tại ACV,  Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trước đây, khi chưa cổ phần hoá ACV từ tháng 4/2016 trở về trước, công tác quản lý, khai thác, đầu tư, nâng cấp mới, cải tạo đều do ACV thực hiện trên cơ sở cơ chế hạch toán đã xác định đối với ACV.

Từ tháng 4/2016, ACV hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, phần vốn của Nhà nước vẫn chiếm trên 95%.

Tuy nhiên, sau khi cổ phần hoá do liên quan đến vấn đề an ninh các sân bay nên các khu bay, các đường bay, đường lăn thuộc Nhà nước quản lý. Như vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp. Nhưng, việc lập kế hoạch trung hạn năm 2016-2020, nguồn kinh phí khá khó khăn do không nằm trong kế hoạch trung hạn này.

Ngày 9/7/2019 Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản sở hữu công do Nhà nước đầu tư, quản lý. Trong Đề án này đưa ra nhiều phân tích, nhiều phương án khác nhau và có kiến nghị là từ nay đến 2025 tiếp tục giao cho ACV quản lý, khai thác.

Trong giai đoạn đó sẽ có đánh giá và chuyển cho cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Giao thông vận tải và có cơ chế để quản lý, khai thác hiệu quả giai đoạn sau 2025. Trong phương án đó cũng có một kiến nghị, giải pháp thực hiện Đề án này trong tương lai là xem xét lộ trình mua lại một phần vốn của các cổ đông ACV để đảm bảo điều kiện cao nhất là an ninh quốc phòng.

Nếu Đề án được phê duyệt thì mới có chủ trương để phê duyệt đề án mua, gom hoặc là lấy kinh phí ở đâu để thực hiện, Thứ trưởng Đông cho biết.

KIỀU LINH

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Sở hữu 1 cảng sông và 240 ha đất, Biconsi được SCIC chào giá 143,700 đồng/cp (16/10/2019)

>   Gỡ những nút thắt trong thoái vốn Nhà nước để các thương vụ thành công hơn (16/10/2019)

>   1 cá nhân chi hơn 77 tỷ đồng mua gần 2.5 triệu cp LDP (11/10/2019)

>   2 cá nhân đăng ký mua trọn lô cổ phiếu LDP của SCIC chào bán (03/10/2019)

>   SCIC đấu giá trọn lô Xi măng Tiên Sơn Hà Tây, giá khởi điểm 11,260 đồng/cp (25/09/2019)

>   EVN sẽ thoái hơn 4 triệu cổ phiếu Phong điện Thuận Bình (25/09/2019)

>   SCIC đấu giá trọn lô 2.5 triệu cp Dược Lâm Đồng (17/09/2019)

>   Muốn chi 8.000 tỉ đồng mua cổ phần ACV: Không dễ (16/09/2019)

>   Tổng công ty Sông Hồng lỗ ngàn tỉ, nguy cơ mất trắng vốn nhà nước (12/09/2019)

>   Thoái vốn Nhà nước, vì sao nghẽn? (10/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật