Thứ Tư, 11/09/2019 16:11

Thương chiến Mỹ-Trung và bất ổn kinh tế khiến nhà đầu tư châu Á chùn bước

Nhà đầu tư châu Á ngày càng lo ngại về danh mục đầu tư của họ trong lúc chiến tranh thương mại và bất ổn về triển vọng kinh tế toàn cầu leo thang, theo kết quả khảo sát từ RBC Wealth Management.

Trong số những người tham gia khảo sát ở Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan, 80% nhà đầu tư cho rằng họ trở nên quá chú tâm đến danh mục hơn so với trước đây.

Hơn 50% nhà đầu tư tham gia khảo sát cho biết bất ổn kinh tế toàn cầu là mối lo ngại lớn nhất khi tạo, phòng hộ và quản lý tài sản, trong khi con số này tại Canada, Anh và Mỹ là 41%.

Ngoài ra, khoảng 1/3 nhà đầu tư châu Á đề cập thêm thương mại xuyên biên giới và hàng rào thuế quan là mối lo ngại của họ.

“Đây là thách thức đối với nhà đầu tư trên toàn cầu trong việc tạo ra tỷ suất sinh lời dương giữa lúc kinh tế toàn cầu giảm tốc – một phần do căng thẳng địa chính trị và xung đột thương mại hiện tại”, Terence Chow, Giám đốc vận hành khu vực châu Á tại RBC Wealth Management, cho hay. “Khi các nền kinh tế châu Á bị tác động từ thương mại nhiều hơn so với Mỹ, kết quả là những cá nhân siêu giàu ở châu Á đang lo ngại nhiều nhất về bất ổn kinh tế toàn cầu”.

Cuộc khảo sát do The Economist Intelligence Unit thực hiện thay mặt RBC Wealth Management  một đơn vị trực thuộc Royal Bank of Canada - trong đó phỏng vấn 2,094 cá nhân trong giai đoạn tháng 5-6/2019.

Báo cáo trên được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc bị vướng vào cuộc chiến thương mại trong hơn 1 năm qua, trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng thuế đối với khoảng 380 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và chuẩn bị nâng thêm thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong tháng 12/2019. Trung Quốc đã đáp trả bằng hàng rào thuế quan và giảm bớt mua nông sản Mỹ, bao gồm đậu nành.

Ông Trump đang cố buộc Bắc Kinh thay đổi chính sách công nghiệp và thương mại. Cả hai bên dự kiến nối lại đàm phán trực tiếp vào tháng 10/2019, nhưng nhiều chuyên viên phân tích không nuôi hy vọng Mỹ-Trung sẽ sớm tiến tới thỏa thuận thương mại.

Các chuyên gia kinh tế ngày càng lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại đến tâm lý doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư.

Trong ngày thứ Ba (10/09), Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, cho rằng sự leo thang chiến tranh thương mại và rủi ro Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận đang phủ bóng đen u tối lên nền kinh tế toàn cầu.

“Mặc dù nền kinh tế toàn cầu giảm tốc xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau – trong đó có động thái thắt chặt điều kiện tín dụng ở Trung Quốc, thắt chặt thanh khoản USD trên toàn cầu và thách thức vĩ mô ở một số thị trường mới nổi - nhưng lý do chính làm suy yếu triển vọng trong 12-18 tháng tới là chính sách thương mại”, Fitch cho biết.

Eric Fishwick, Chuyên gia kinh tế trưởng tại CLSA, dự báo Mỹ có thể suy thoái nhẹ và thương mại toàn cầu sẽ chuyển từ dương sang âm vào năm tới.

Khi triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn, khoảng 40% cá nhân giàu có ở châu Á tham gia cuộc thăm dò này cho biết họ đang né tránh rủi ro. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa họ đang đứng ngoài thị trường, theo RBC.

Cũng có khoảng 40% người châu Á tham gia cuộc thăm dò của RBC cho biết họ là nhà đầu tư chủ động, gần như gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ.

“Tâm lý của nhiều nhà đầu tư đang rất mong manh, trong đó câu hỏi ‘làm thế nào để bảo vệ bản thân?’ đang ngự trị trong tâm trí họ”, ông Chow cho biết. “Dĩ nhiên, khi cân nhắc đến rủi ro của những cá nhân giàu có và cá nhân siêu giàu, không chỉ có rủi ro liên quan đến tài sản nằm trong danh mục đầu tư mà còn có công ty và liên doanh tư nhân của chính họ”.

“Điều này có nghĩa rằng chúng tôi đã chứng kiến một số khách hàng chuyển tài sản trong danh mục sang trái phiếu chất lượng cao hoặc chiến lược cổ phiếu phòng thủ. Lý do đằng sau có lẽ là thị trường đang quá biến động”.

Những nhà đầu tư ở Hồng Kông và Trung Quốc cực kỳ lo ngại về triển vọng kinh tế, trong đó 73% người Hồng Kông và 89% người Trung Quốc cho rằng họ chú tâm nhiều hơn đến danh mục vì chu kỳ kinh tế hiện tại.

Kết quả thăm dò được đưa ra trong bối cảnh Hồng Kông đã trải qua 14 tuần đầy những cuộc biểu tình và điều này đang gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một số chuyên gia kinh tế kỳ vọng kinh tế Hồng Kông sẽ suy thoái trong năm nay. Trong tháng 8/2019, Chính phủ Hồng Kông đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP xuống còn 0-1% trong năm 2019.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Trung Quốc sẵn sàng mua thêm nông sản để dỗ dành Mỹ? (11/09/2019)

>   Trường quốc tế hàng đầu Singapore có thể rao bán với giá nửa tỷ USD (11/09/2019)

>   Huawei: Nếu muốn có thỏa thuận với Trung Quốc, Mỹ cần trao đổi với Huawei (11/09/2019)

>   Huyền thoại bán khống George Soros “buông lời có cánh” cho ông Trump (11/09/2019)

>   Huawei rút đơn kiện chính quyền Mỹ vụ tịch thu thiết bị viễn thông (10/09/2019)

>   Apple sẽ sản xuất lại mẫu iPhone cũ để thúc đẩy doanh số?       (10/09/2019)

>   Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đi lùi, báo điềm chẳng lành về nền kinh tế (10/09/2019)

>   “Ngấm đòn” từ hàng rào thuế quan, xuất khẩu tháng 8/2019 của Trung Quốc đột ngột giảm (09/09/2019)

>   120 triệu lao động toàn cầu cần đào tạo lại vì robot (08/09/2019)

>   Thái Lan giảm thuế 50% để hút nhà sản xuất rời Trung Quốc vì thương chiến (07/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật