Thứ Hai, 16/09/2019 06:16

Dệt may lo "hụt hơi" vào cuối năm

Các đơn hàng dệt may đang bị chia nhỏ, đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi phương thức sản xuất - kinh doanh để phù hợp với tình hình.

Trái với kỳ vọng ban đầu là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ góp phần gia tăng đơn hàng cho Việt Nam, tình hình kinh tế thế giới khó khăn đã khiến sức mua giảm.

Sụt giảm đơn hàng

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng đạt 21,7 tỉ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc cắt giảm lượng nhập hàng. Mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) lớn trong ngành chỉ ký được các đơn hàng số lượng nhỏ thay vì số lượng lớn như những năm trước.

Tình trạng khan hiếm đơn hàng xảy ra ở một số DN khiến Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) lo ngại mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỉ USD trong năm 2019 khó đạt được.

Dệt may lo hụt hơi vào cuối năm - Ảnh 1.
Ngành dệt may đang đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2019

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS, đánh giá tình trạng khan hiếm đơn hàng diễn ra khá phổ biến, số lượng đơn hàng của một số DN mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Tình trạng này xảy ra cả ở các DN lớn như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè. Theo ông Trương Văn Cẩm, các hiệp định thương mại tự do (FTA) ban đầu kỳ vọng sẽ có tác động mạnh nhưng thực tế vẫn chưa mang đến nhiều lợi thế cho DN xuất khẩu. Trong khi đó, ngành dệt may gặp không ít bất lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, sức mua của các nhà sản xuất giảm khiến xuất khẩu sợi sang Trung Quốc giảm theo.

Các chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng ngành dệt may đang chịu sức ép về nguồn cung khi phải trả chi phí cao hơn để mua vải từ Trung Quốc, trong khi áp lực giảm giá từ các đơn hàng xuất khẩu không nhỏ. Dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế về giá nhân công so với một số nước. Ngoài ra, việc đầu tư, áp dụng khoa học - công nghệ cho ngành dệt may còn hạn chế dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh.

Thay đổi để phù hợp

Theo Bộ Công Thương, mặc dù sản xuất và xuất khẩu dệt may đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng do các đơn hàng liên tục thay đổi nên DN cần có nhiều biện pháp nhằm thay đổi phương thức sản xuất - kinh doanh để phù hợp với tình hình mới. Trong những tháng cuối năm, cần tích cực tìm kiếm đơn hàng để bảo đảm sản xuất. Cùng với đó là chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các FTA.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị làm việc với địa phương, hiệp hội DN để phổ biến về những cam kết hội nhập và định hướng trong tận dụng cơ hội, qua đó các DN tranh thủ thời cơ thúc đẩy xuất khẩu.

Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành VITAS, cho rằng các DN cần chuẩn hóa quy trình sản xuất để cắt giảm chi phí đầu vào, chi phí quản lý sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, có các phương án chủ động để tránh ảnh hưởng trực tiếp của thương chiến Mỹ - Trung. 

Áp lực thiếu lao động

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng đối với ngành dệt may, về lâu dài, khi khoa học - công nghệ được áp dụng thì lợi thế về lao động sẽ không còn được duy trì. Trong khi đó, giá lao động ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao, năng suất lao động thấp, nguồn nhân lực không còn dồi dào như trước đã gây áp lực không nhỏ cho DN.

Bài và ảnh: Minh Chiến

Người lao động

Các tin tức khác

>   Thu phí đỗ ô tô, tiền vào túi ai? (16/09/2019)

>   Nghi đốt vàng mã gây cháy chợ, thiệt hại gần ba tỉ đồng (15/09/2019)

>   Hà Nội sẽ quản lý chặt taxi công nghệ (15/09/2019)

>   Phương án giờ làm việc vẫn 'chỏi' (15/09/2019)

>   Thẩm định sân bay Long Thành: Một tạ tài liệu, Uỷ ban Kinh tế sao gánh nổi! (15/09/2019)

>   Vũ "nhôm" đã tố cáo Hoàng Hữu Châu lừa đảo 700.000 USD như thế nào? (15/09/2019)

>   Quy kết trốn thuế 'treo' 5 năm, doanh nghiệp kiệt quệ đi kêu cứu (15/09/2019)

>   Khánh thành đường vận tải thủy từ nội địa Pháp đến Việt Nam (14/09/2019)

>   Kiều hối tại TP.HCM đạt 3,65 tỉ USD (14/09/2019)

>   Việt Nam tăng 4 hạng về năng lực cạnh tranh du lịch (14/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật