Thứ Bảy, 24/08/2019 20:00

 

Huawei ra mắt loại chip AI mới, tranh giành thị phần của lĩnh vực dịch vụ điện toán đám mây

Huawei Technologies vừa tung ra loại chip trí tuệ nhân tạo (AI) cao cấp mới dành cho các máy chủ, đặt cược vào ván bài thị phần trên thị trường dịch vụ điện toán đám mây, ngay trong bối cảnh nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới này đang phải chiến đấu với lệnh cấm thương mại của Mỹ.

Ascend 910, bộ xử lý AI được Huawei nhắc đến lần đầu tiên ở Thượng Hải vào năm 2018, là “bộ xử lý AI mạnh nhất thế giới” có mục đích đào tạo mô hình AI, công ty Huawei chia sẻ trong một bài báo phát hành ngày thứ Sáu (23/08). Huawei còn cho biết thêm rằng họ xem AI là “công nghệ chung có mục đích” có thể được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế.

 “Chip Ascend 910 đã hoạt động tốt hơn nhiều so với dự kiến ban đầu”, Eric Xu Zhijun, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết tại buổi ra mắt truyền thông ở Thâm Quyến. “Không nghi ngờ gì nữa, Ascend 910 có nhiều năng lực điện toán hơn bất cứ bộ xử lý AI nào khác trên thế giới”.

Mặc dù AI vẫn là loại công nghệ đang ở những giai đoạn phát triển đầu tiên, nhưng Huawei nói rằng họ cam kết sẽ mang lại năng lực điện toán mạnh mẽ hơn để tăng tốc độ của các mô hình AI phức tạp, khiến loại công nghệ mới này trở nên hiệu quả hơn và có giá cả phải chăng hơn.

Phần cứng “thần thánh” của AI là một con chip linh hoạt, năng suất cao dùng để đào tạo khả năng học hỏi của máy móc. Cho đến giờ, chỉ có mỗi hãng Nividia, và xếp sau đó là Google, là có khả năng phát triển phần cứng dùng để đào tạo khả năng học hỏi của máy móc mà các nhà nghiên cứu AI đã ứng dụng rộng rãi.

Loại chip mà Huawei vừa mới tung ra sẽ là kẻ thay đổi cuộc chơi, loại chip này cần phải trở thành một thách thức nghiêm túc với chip GPU của Nividia hoặc chip TPU của Google, theo Lorand Laskai, Nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới của Đại học Georgetown.

“Ngay cả khi Huawei thiết kế ra được nhiều loại chip ở quê nhà Trung Quốc, công ty này vẫn phải phụ thuộc vào nhiều loại công nghệ chủ chốt của phương Tây, điều đó khiến Huawei trở nên dễ bị Mỹ liệt vào danh sách đen. Các loại chip AI cũng không là ngoại lệ”, ông Laskai nói.

Vào ngày thứ Hai (19/08), Huawei được Mỹ tạm tha khỏi lệnh cấm thương mại trong vòng 90 ngày, kéo dài đến ngày 19/11/2019. Trước đó, công ty này đã bị Bộ Thương mại Mỹ cấm không được mua công nghệ từ Mỹ (bị liệt vào Danh sách đen “Entity List” của Mỹ) từ giữa tháng 05/2019 vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Việc cho ra mắt loại chip AI mới này của Huawei được xem là đòn phản công lại Mỹ của công ty này.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng việc Mỹ tạm bỏ lệnh cấm lên Huawei nhiều khả năng nhằm mục đích giúp các nhà cung cấp Mỹ điều chỉnh việc làm ăn trong tương lai mà không có Huawei chứ không phải mang mục đích cho “ông lớn” công nghệ Trung Quốc bất cứ sự giúp đỡ nào – một quan điểm được Chủ tịch luận phiên của Huawei nhấn mạnh trong buổi ra mắt ngày thứ Sáu (23/08).

“Khoảng thời gian 90 ngày tạm bỏ lệnh cấm không mang lại giá trị gì cho Huawei cả, vì chúng tôi vốn đã quen với việc sống và làm việc khi nằm trong Entity List”, ông Xu cho biết. “Chúng tôi đã sẵn sàng làm việc và sống trong bối cảnh như vậy trong một thời gian dài”.

Huawei cũng vừa ra mắt MindSpore ở Thâm Quyến và ngày thứ Sáu vừa qua, đây là một loại khung điện toán AI có khả năng hỗ trợ phát triển các ứng dụng AI. Công ty Trung Quốc này có mục đích cung cấp danh mục sản phẩm AI để đáp ứng những nhu cầu khác nhau đến từ các công ty và người tiêu dùng.

“MindSpore không chỉ hỗ trợ bộ xử lý AI mà Huawei vừa mới tung ra, mà còn hỗ trợ cho cả chip CPU và GPU của các nhà cung cấp khác”, ông Xu phát biểu vào ngày thứ Sáu (23/08).

Công ty Trung Quốc này đã chính thức cho ra mắt hệ điều hành tự phát triển, Harmony OS, ở Trung Quốc vào đầu tháng 08/2019, Huawei cho biết hệ điều hành này có thể được dùng trong các dòng điện thoại mới của hãng nếu như quyền tiếp cận hệ điều hành Android OS của Google bị cấm vĩnh viễn.

Ông Xu cũng xác nhận Huawei đang nghiên cứu các lựa chọn thay thế cho phần mềm thiết kế chip từ các công ty hàng đầu thị trường như Cadence Design Systems và Synopsys.

“Huawei đang vùng vẫy để thoát khỏi việc phụ thuộc vào công nghệ Mỹ”, James Lewis, Phó Chủ tịch cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - một Viện Nghiên cứu ở Washington - cho biết. “Trong một số lĩnh vực, ví dụ như bộ nhớ, hệ điều hành, họ sẽ thành công và tương đối sớm. Nhưng đối với nhiều lĩnh vực khác, Huawei vẫn còn tụt lại nhiều năm trong nhiều loại công nghệ chủ chốt”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

 

Các tin tức khác

>   Ông Trump đổi cách gọi ông Tập, từ bạn sang thù (24/08/2019)

>   Đáp trả lại Trung Quốc, ông Trump sẽ nâng thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (24/08/2019)

>   Ông Trump ra lệnh cho các công ty Mỹ lập tức tìm kiếm phương án thay thế cho Trung Quốc (23/08/2019)

>   Trung Quốc sẽ áp thêm thuế 5-10% lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ (23/08/2019)

>   Chủ tịch Fed và “bài toán khó” ở Jackson Hole (23/08/2019)

>   Huawei có thể cắt giảm 50% nhân sự ở Australia vì lệnh cấm về 5G (23/08/2019)

>   Nếu Mỹ áp thuế mới, tăng trưởng Trung Quốc sẽ xuống dưới 6%? (23/08/2019)

>   Trung Quốc dọa đáp trả về thương mại (23/08/2019)

>   Lý do gì khiến Donald Trump muốn mua Greenland? (22/08/2019)

>   Giảm liền 6 phiên, Nhân dân tệ xuống yếu nhất kể từ tháng 3/2008 (22/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật