Thứ Hai, 05/08/2019 13:54

Hoảng hồn vì lời đe dọa áp thuế, hàng loạt công ty Nhật Bản di cư khỏi Trung Quốc

Các công ty Nhật Bản hàng đầu bao gồm Sony, Ricoh và Asics đang gấp rút chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, gia nhập vào làn sóng di cư của các nhà sản xuất để né hàng rào thuế quan của Mỹ.

Tuần trước, Sony cho biết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể buộc họ phải nâng giá sản phẩm hoặc chuyển sản xuất máy trò chơi cầm tay PlayStation, camera và máy chiếu ra khỏi Trung Quốc – những động thái có thể làm giảm lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2020 khoảng 10 tỷ Yên (tương đương 94 triệu USD). Ricoh – vốn có 28% doanh thu đến từ châu Mỹ trong năm tài khóa trước – đã hoàn tất quá trình chuyển giao dây chuyền sản xuất máy in tốc độ cao từ Thâm Quyến (Trung Quốc) đến Thái Lan trong tháng 7/2019.

Động thái leo thang căng thẳng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần trước càng gây thêm gián đoạn đến chuỗi cung ứng, khi các công ty từ Nike cho đến Giant Manufacturing tìm đến các địa điểm thay thế như Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan để xây dựng nhà máy. Tuần trước, ông Trump đề xuất áp thêm thuế  10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 01/09/2019, “rót thêm dầu vào lửa” vào cuộc chiến thương mại vốn đã rất căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, các nhà sản xuất Nhật Bản đã và đang tìm cách giảm bớt chi phí lao động và đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc khi tiền lương cho người lao động ở Trung Quốc ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng ở các quốc gia như Việt Nam và Bangladesh có nhiều bước tiến thực sự. Dẫu vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn là trung tâm sản xuất quan trọng bậc nhất đối với nhiều công ty Nhật Bản.

Asics – nhà sản xuất giày và quần áo thể thao – đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam từ tháng 9/2018, phát ngôn viên của Công ty này cho biết trong ngày thứ Hai (05/08). Trước đó, hai nhà sản xuất giày và quần áo thể thao lớn nhất thế giới là Nike và Adidas AG cũng đưa ra động thái tương tự.

Hồi tháng 5/2019, cùng với Nike, Adidas và các công ty sản xuất giày khác, Puma SE đã gửi đi một lá thư đến ông Trump. Trong lá thư này, họ nói rõ hàng rào thuế quan đánh trên giày sản xuất ở Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với khách hàng, công ty và nền kinh tế Mỹ.

Sharp – vốn sản xuất máy tính xách tay Dynabook ở Trung Quốc – đang xem xét chuyển hoạt động sản xuất máy tính xách tay đến Việt Nam hoặc Đài Loan, mặc dù chỉ 10% lượng hàng của họ được xuất khẩu đến Mỹ, Giám đốc điều hành của Sharp Tai Jeng-wu cho biết. Công ty cũng đang cân nhắc dịch chuyển việc sản xuất máy in đa dụng từ Trung Quốc đến các cơ sở ở Thái Lan, ông Tai cho biết.

Tsutomu Hirano, Phát ngôn viên của Sharp, cho biết Công ty vẫn chưa thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.

Nintendo – nhà sản xuất máy chơi game Switch – bắt đầu chuyển hướng sản xuất máy chơi game đến Việt Nam trong vài tháng gần đây để phòng ngừa rủi ro, theo phát ngôn viên của Công ty. Kyocera cho biết, Công ty sẽ chuyển sản xuất máy in đa dụng và máy photocopy từ Trung Quốc đến Việt Nam, chủ yếu là để né thuế.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Doanh số iPhone sẽ hạ 8 triệu chiếc vì thương chiến Mỹ - Trung (05/08/2019)

>   Bất chấp sự phản đối từ cố vấn, ông Trump vẫn ra lệnh áp thuế lên Trung Quốc (05/08/2019)

>   Trung Quốc tiếp tục hủy mua thịt heo Mỹ (05/08/2019)

>   Hàn Quốc đối phó với các biện pháp hạn chế kinh tế đơn phương của Nhật (04/08/2019)

>   Đế chế quảng cáo trực tuyến của Google, Facebook đang bị đe dọa (03/08/2019)

>   Tuần chao đảo của thương mại toàn cầu (03/08/2019)

>   Thương chiến Mỹ - Trung tăng cấp mới, trừng phạt sự bội ước? (03/08/2019)

>   Đây là cách Fed ấn định lãi suất và vì sao điều đó lại quan trọng (03/08/2019)

>   Cho thuê phòng làm việc nhỏ bằng bốt điện thoại ở Nhật Bản (03/08/2019)

>   Trung Quốc sẽ làm gì sau đòn thuế của Trump? (02/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật