Thứ Hai, 19/08/2019 06:30

Đấu giá băng tần 2,6 GHz cho 4G: Cửa mở cho "tay chơi" mới!

Quy định doanh nghiệp chưa có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất đấu giá băng tần 2,6 GHz cho mạng di động 4G được xem như một "tín hiệu mở" cho các "tay chơi" mới tham gia vào thị trường viễn thông di động.

Đấu giá băng tần 2,6 GHz cho 4G: Cửa mở cho 'tay chơi' mới!
Doanh nghiệp trúng đấu giá là phải triển khai mạng lưới trong 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng băng tần 2.6 GHz.

Liên quan đến băng tần 2,6 GHz cho 4G, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang chuẩn bị các thủ tục để đấu giá băng tần 2,6 GHz. Theo đó, bên cạnh yêu cầu về năng lực tài chính của doanh nghiệp phải đảm bảo để thanh toán các khoản trước và sau khi đấu giá, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) dự kiến đưa ra một số điều kiện về yêu cầu triển khai mạng lưới sau khi trúng đấu giá.

Cụ thể về điều kiện năng lực tài chính, doanh nghiệp tham gia đấu giá phải hoàn thành mọi nghĩa vụ về tài chính liên quan đến phí, lệ phí sử dụng tần số vô tuyến điện, đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, phí quyền hoạt động viễn thông, phí sử dụng kho số viễn thông trước khi tham gia đấu giá.

Doanh nghiệp trúng đấu giá là phải triển khai mạng lưới trong 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng băng tần 2.6 GHz, và đây sẽ là một điều kiện được quy định trong giấy phép sử dụng tần số. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số.

Cơ quan quản lý cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về số lượng trạm đối với doanh nghiệp trúng đấu giá. Theo đó, các doanh nghiệp đã có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất phải cam kết triển khai ít nhất 5.000 trạm eNodeB trên băng tần 2,6 GHz trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng.

Đối với doanh nghiệp chưa có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất thì sẽ phải cam kết trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông: chỉ được phép cung cấp dịch vụ viễn thông sau khi đã triển khai ít nhất 50% cam kết triển khai mạng lưới. Trong đó, doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong hai phương án sau.

Phương án 1, doanh nghiệp phải cam kết tại thời điểm 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng băng tần 2.6 GHz có vùng cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ 4G trên tất cả các quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và đạt tối thiểu 75% tổng dân số của các quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Phương án 2 là cam kết tại thời điểm 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng băng tần 2,6 GHz triển khai dịch vụ sử dụng công nghệ 4G trên tất cả các quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và đạt tối thiểu 8500 trạm eNodeB.

Với quy định dành cho doanh nghiệp chưa có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động tham gia đấu giá băng tần 2.6 GHz cho 4G, như vậy có thể hiểu ngoài những doanh nghiệp viễn thông có giấy phép thiết lập mạng di động mặt đất hiện nay, các doanh nghiệp mới đều có thể tham gia đấu giá băng tần 2.6 GHz cho mạng di động 4G miễn là đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý.

Hiện tại, các nhà mạng đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên thị trường như Viettel, VinaPhone, MobiFone, Gmobile, Vietnamobile đều là những doanh nghiệp đã có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất.

Thời gian qua cũng có những đồn đoán về một doanh nghiệp lớn của Việt Nam có tham vọng tham gia thị trường viễn thông di động. Rất có thể lộ trình đấu giá băng tần 2.6 GHz sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp này tham gia thị trường.

Thủy Diệu

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Apple bị kiện ăn cắp công nghệ camera kép trên iPhone (17/08/2019)

>   MNP đang là "mối nguy" với Vietnamobile? (16/08/2019)

>   Xe ngoại vẫn ồ ạt vào Việt Nam, lượng nhập khẩu tăng 460% (16/08/2019)

>   Vingroup hợp tác với Fastgo tham gia thị trường xe công nghệ (16/08/2019)

>   22.000 máy tính ở Việt Nam có nguy cơ bị tấn công (15/08/2019)

>   Công ty Singapore ứng dụng công nghệ Blockchain vào xây dựng khu đô thị thông minh (15/08/2019)

>   Đối thoại ở Thung lũng Silicon (14/08/2019)

>   Cứ ngỡ là “thuốc” chữa căn bệnh đô thị, “thành phố thông minh” lại biến thành “thành phố ma” (24/07/2019)

>   New Zealand cho phép trả lương bằng tiền điện tử (13/08/2019)

>   Giao diện công cụ tìm kiếm 'made in China' giống y chang Google (12/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật