Lần đầu tiên Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc ra mặt trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung
Mâu thuẫn và sự ngờ vực đang bao trùm cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Thế nhưng, khi hai bên chuẩn bị đàm phán trực tiếp ở Thượng Hải vào tuần tới, một trong những dấu hỏi lớn nhất là sự xuất hiện trở lại của một chuyên gia thương mại Trung Quốc.
Sau khi ẩn mình trong phần lớn thời gian trong năm qua, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Zhong Shan, đã tham gia vào các cuộc điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong vài tuần gần đây và được cho là sẽ có mặt tại bàn đàm phán ở Thượng Hải vào thứ Ba tuần tới (30/07).
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Zhong Shan
|
Đây là lần đầu tiên ông Zhong tham gia vào nhóm nhỏ các nhà đàm phán thương mại được giao nhiệm vụ chấm dứt cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc – một yếu tố được cho là dẫn tới đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu.
Đây sẽ là cuộc đàm phán lần đầu tiên mà Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan tham gia vào nhóm đàm phán cốt lõi, trong đó phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn dắt.
Ông Zhong được xem là người có quan điểm còn cứng rắn hơn cả ông Lưu và một số nhà quan sát cho rằng ông được thêm vào cuộc đàm phán để thể hiện quan điểm “diều hâu” hơn tại bàn đàm phán. Ông Zhong là một quan chức được nhiều quan chức Mỹ biết đến. Ông Lighthizer đã vài lần gặp ông Zhong trong 2 năm qua tại các cuộc họp quốc tế như hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Nhà đàm phán cứng rắn
Thế nhưng, vẫn chưa rõ lý do tại sao Bắc Kinh lại chọn ông Zhong. Ngoài ra, sự xuất hiện của ông Zhong có thể làm thay đổi quan điểm của Trung Quốc trong cuộc đàm phán.
Ông nổi tiếng là nhà đàm phán cứng rắn và được một vài quan chức bên phía Mỹ xem là một người có lập trường cứng rắn và có khả năng khiến các cuộc đàm phán thậm chí còn thù địch hơn trước đây.
Mặc dù không đề cập đến tên của ông Zhong nhưng Larry Kudlow – Cố vấn Kinh tế cấp cao của ông Trump – nhiều lần cảnh báo trong vài tuần gần đây rằng việc thêm người có lập trường cứng rắn vào phái đoàn đàm phán của Trung Quốc có thể khiến quá trình tiến tới thỏa thuận với Trung Quốc trở nên khó khăn và phức pháp hơn. Thậm chí, điều này có khả năng thôi thúc ông Trump áp thêm thuế.
Bộ trưởng Thương mại
Sinh ra và lớn lên ở trung tâm thương mại của tỉnh Chiết Giang, Zhong được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc vào đầu năm 2017 khi căng thẳng thương mại với Mỹ vừa mới bắt đầu và là một người đối thoại sớm với chính quyền Trump.
Trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng Thương mại, ông Zhong từng tâng bốc người đồng cấp của Mỹ là ông Wilbur Ross là một nhà khởi nghiệp và nhà đàm phán xuất chúng. Ông nói rằng ông sẵn sàng “đối phó với những người xuất sắc, bởi vì những người xuất sắc rất giỏi suy nghĩ chiến lược trong dài hạn”. Ông Ross từng dẫn dắt phái đoàn đàm phán của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại đầu tiên với Trung Quốc.
Cũng giống như ông Ross, vai trò của ông Zhong trong đàm phán Mỹ-Trung dần trở nên mờ nhạt, nhất là khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc được bổ nhiệm làm người dẫn dắt phái đoàn Trung Quốc. Ông Lưu cũng có cấp bậc cao hơn ông Zhong trong hệ thống của Trung Quốc.
Sự thay đổi trong nhân sự
Clete Willems – từng là Phó Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia của ông Trump và từng phụ trách vấn đề đàm phán với Trung Quốc – cho biết việc thêm ông Zhong vào phái đoàn đàm phán thực sự không phải là tín hiệu xấu.
"Có thể xảy ra một số gián đoạn trong ngắn hạn do hai bên phải điều chỉnh cho phù hợp với sự xuất hiện của nhân vật mới trên bàn đàm phán, nhưng sự xuất hiện đó có thể giúp ích bởi sẽ mang lại sự thống nhất quan điểm trong toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc", ông Willems nói.
Mặc dù trước đây Zhong không tham gia vào cuộc đàm phán với ông Lighthizer và ông Mnuchin, nhưng Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen tham gia nhiều vào cuộc đàm phán và bản thân ông Zhong cũng có tham gia từ bên ngoài.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FiLi
|