Mỹ-Trung sắp đàm phán trực tiếp, chứng khoán châu Á khởi sắc
Phần lớn chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đều “khoác” sắc xanh trong ngày thứ Tư (24/07) sau diễn biến tích cực về thương mại Mỹ-Trung.
Tính tới lúc 14h20 ngày thứ Tư (24/07 – giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiến 0.41% vào phiên chiều, còn Topix cộng 0.32%.
Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi quay đầu giảm 0.91%.
Cổ phiếu của nhà cung ứng thiết bị cho Apple, LG Display, sụt hơn 2.5% sau khi Công ty này ghi nhận lỗ hoạt động lớn hơn dự báo trong quý 2/2019. LG Display cũng cho biết họ muốn đa dạng hóa cơ sở nhà cung ứng giữa lúc xung đột ngoại giao giữa Tokyo và Seoul vì Nhật Bản áp lệnh kiểm soát xuất khẩu những nguyên vật liệu quan trọng cho Hàn Quốc.
Trong ngày thứ Tư (24/07), Hàn Quốc yêu cầu Nhật Bản hủy kế hoạch gạt bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách nhận ưu đãi về thương mại.
Ngày thứ Tư (24/07) là hạn chót để công chúng bình luận về kế hoạch loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách ưu đãi, tờ Nikkei Asian Review ghi nhận trong ngày thứ Ba (23/07).
Thị trường chứng khoán Trung Quốc khởi sắc vào chiều ngày thứ Tư (24/07), trong đó Shanghai Composite cộng 0.63% và Shenzhen Component tiến 1.29%, còn Shenzhen Composite tăng 1.391%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 0.55%. Cổ phiếu của nhà sản xuất mỹ phẩm L’Occitane vọt hơn 4% sau khi Nomura nâng bậc khuyến nghị cổ phiếu lên bậc “mua”.
Chỉ số ASX 200 của Australia cộng 0.77% khi phần lớn lĩnh vực đều đi lên.
Nguồn: CNBC
|
Ông Boris Johnson, người ủng hộ Brexit và đã hứa sẽ đưa nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 10 dù có thỏa thuận hay không, ngày 23/07 đã giành chiến thắng trong cuộc đua tới ghế Thủ tướng nước này.
Theo tin từ Reuters, ông Johnson giành sự ủng hộ của 92,153 thành viên Đảng Bảo thủ cầm quyền, nhiều gần gấp đôi số phiếu 46,656 mà đối thủ của ông - Ngoại trưởng Jeremy Hunt - nhận được. Với kết quả này, ông Johnson trở thành thủ lĩnh mới của Đảng Bảo thủ và sẽ thay thế bà Theresa May trên cương vị Thủ tướng.
Chiến thắng ấn tượng của ông Johnson - một gương mặt tiêu biểu của cuộc trưng cầu dân ý Brexit 2016 - được cho là sẽ đưa nước Anh tiến tới một "trận thư hùng" với EU và tiến tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp trong nước. Quan điểm của ông là sẵn sàng đưa Anh khỏi EU ngay cả khi không có thỏa thuận, trong khi nhiều nghị sỹ Anh đã thề sẽ "hạ bệ" bất kỳ Chính phủ nào để Brexit không thỏa thuận xảy ra.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và các quan chức cấp cao của Mỹ dự kiến đến Trung Quốc vào thứ Hai tuần tới (29/07) để tổ chức cuộc đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên kể từ khi đàm phán đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019.
Ông Lighthizer và một nhóm nhỏ sẽ ở Thượng Hải đến ngày thứ Tư (31/07), dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg. Cuộc họp sẽ bao gồm nhiều vấn đề còn vướng mắt và không có khả năng xuất hiện bước đột phá lớn, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết.
Vào cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 và tuyên bố tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại để nối lại đàm phán. Kể từ đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và ông Lighthizer đã điện đàm với những người đồng cấp phía Trung Quốc.
Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, Trung Quốc yêu cầu tổ chức đàm phán ở Thượng Hải thay vì Bắc Kinh.
Các quan chức Mỹ đã hạ thấp khả năng tiến tới thỏa thuận chóng vánh với Trung Quốc.
“Khó đánh giá đàm phán sẽ kéo dài bao lâu khi mục tiêu của Tổng thống Mỹ là có một thỏa thuận hợp lý hoặc triển khai hàng rào thuế quan”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với Bloomberg TV vào ngày thứ Ba (23/07). “Điều quan trọng là nếu có một thỏa thuận, đó phải là thỏa thuận hợp lý, thực sự tốt. Đó là mục tiêu quan trọng nhất của ông ấy. Và điều đó quan trọng hơn nhiều so với thời điểm tiến tới thỏa thuận”.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|