Đó chính là ngành dệt may và thuỷ sản
EVFTA được ký kết mở ra nhiều cơ hội lớn cho nhiều ngành, trong đó ngành hưởng lợi lớn nhất phải kể đến là ngành dệt may và thủy sản.
Nhóm sản phẩm dệt may được EU cam kết loại bỏ thuế ngay là các sản phẩm mà Việt Nam hiện ít gia công hoặc xuất khẩu vào EU (ví dụ nguyên liệu dệt may). Hiện tại, nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 9% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập. Sau khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với hàng may mặc sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12%) theo lộ trình 3-7 năm.
Thị trường EU hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai của Việt Nam, chiếm trọng 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm hải sản (hàu, điệp, mực,…) sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 20%. Các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh hiện đang chịu có mức thuế 6-8% sẽ giảm ngay về 0%, cá cờ kiếm từ 7.5% về 0%...
Trạng Chứng
FILI
> Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị định kỳ (05/07/2019)
> Thủ tướng: Không được dừng dòng chảy kinh tế (05/07/2019)
> WB dự báo GDP Việt Nam tăng 6,6% năm nay (01/07/2019)
> PMI tháng 7 tăng lên 52.6 điểm, các điều kiện kinh doanh tiếp tục cải thiện (01/08/2019)
> Thứ trưởng Ngoại giao: 'Ký EVFTA và IPA là thời khắc lịch sử của quan hệ Việt Nam - EU' (01/07/2019)
> Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7 (01/07/2019)
> Không để thoát tội phạm biến tiền "bẩn" thành tiền "sạch" (30/06/2019)
> Thủ tướng: 'EVFTA, IPA là hai tuyến cao tốc lớn nối Việt Nam và EU' (30/06/2019)
> Việt Nam phản hồi tuyên bố của Tổng thống Trump về thương mại song phương (28/06/2019)
> CPI tháng 6 giảm 0.09% nhờ nhiều yếu tố (28/06/2019)