Thứ Bảy, 01/06/2019 06:59

Dow Jones “bốc hơi” hơn 350 điểm sau khi ông Trump dọa áp thuế mới với Mexico

Tuần qua, Dow Jones mất 3%, S&P 500 giảm 2.6% và Nasdaq Composite lùi 2.4%

Trong tháng 5, Dow Jones sụt 6.7%, S&P 500 rớt 6.6% và Nasdaq Composite lao dốc 7.9%

Chứng khoán Mỹ đảo chiều giảm mạnh vào ngày thứ Sáu (31/05), khi nhà đầu tư e ngại về lời đe dọa bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng sẽ áp thuế mới lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, trong bối cảnh thương chiến với Trung Quốc đang xấu đi, qua đó có nguy cơ khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones “bốc hơi” 354.84 điểm xuống 24,815.04 điểm, chỉ số S&P 500 lùi 1.3% xuống 2,752.06 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 1.5% còn 7,453.15 điểm. S&P 500 khép lại tháng 5 sụt 6.6% do biến động tăng vọt sau khi các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc sụp đổ và những màn đáp trả từ cả 2 phía ngày càng tồi tệ trong tháng 5.

“Lần ném bom mới nhất vào thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump… có thể trở thành mối đe dọa ngắn hạn, vốn đã được nhanh chóng xoa dịu bởi những nhận định về an ninh biên giới, nhưng dù sao điều này cũng dường như gây tổn hại ở một số cấp độ”, Krishna Guha, Giám đốc bộ phận chiến lược ngân hàng trung ương và chính sách toàn cầu của Evercore ISI, cho hay.

Đà sụt giảm trong ngày thứ Sáu đã góp phần vào đà lao dốc của chứng khoán trong tuần và trong tháng qua. Dow Jones mất 3% trong tuần này và đánh dấu 6 tuần sụt giảm liên tiếp – chuỗi lao dốc dài nhất kể từ năm 2011. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng ghi nhận tuần sụt giảm thứ 4 liên tiếp. Theo đó, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 2.6% và 2.4% trong tuần qua.

Các chỉ số chứng khoán chính cũng đã chấm dứt chuỗi leo dốc 4 tháng liên tiếp, khi Dow Jones sụt 6.7% và Nasdaq Composite rớt 7.9%.

Cổ phiếu GM mất 4.25% vào ngày thứ Sáu. Cổ phiếu Ford giảm 2.3%. Cả 2 công ty này đều có sản lượng đáng kể ở Mexico, qua đó có khả năng gánh chịu hàng rào thuế quan mới. Cổ phiếu các công ty đường sắt Kansas City Southern và Union Pacific cũng lần lượt giảm 4.5% và 2%. Cổ phiếu Fiat Chrysler rớt 5.8%. Cổ phiếu của nhà sản xuất bia Corona và Modelo là Constellation Brands sụt 5.9%.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2017, dao động tại mức 2.13% vào ngày thứ Sáu. Lợi suất này dao động trên mức 2.5% vào đầu tháng 5. Đồng tiền của Mexico, đồng Peso (MXN), đã giảm hơn 2% so với đồng USD xuống 19.62 Peso/USD.

Vào tối ngày thứ Năm (30/05), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này sẽ áp thuế 5% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Mexico từ ngày 10/06 cho đến khi tình trạng nhập cư bất hợp pháp qua biên giới phía Nam ngừng lại.

Nhà Trắng đã bổ sung trong một tuyên bố rằng thuế quan sẽ được nâng lên nếu vấn đề nhập cư vẫn còn, với các khoản phí sẽ tăng mạnh hơn nữa nếu Mexico không có “động thái quyết liệt” để giảm bớt hoặc loại bỏ vấn đề.

Mexico là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Mỹ nhập khẩu mỗi năm hàng tỷ USD hàng hóa từ Mexico, bao gồm hóa chất, thiết bị vận chuyển và một số hàng hóa khác.

Thông tin liên quan đến việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Mexico được đưa ra khi Mỹ đang cố đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Washington và Bắc Kinh đã áp thuế trị giá hàng tỷ USD đối với hàng hóa của nhau từ đầu năm 2018, qua đó làm chao đảo các thị trường tài chính và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng.

Vào đầu tháng này, Mỹ và Trung Quốc đã nâng thuế đối với hàng hóa của nhau, gây ra đợt bán tháo mạnh mẽ trong chứng khoán.

Tờ báo lớn nhất của Trung Quốc cảnh báo Mỹ hôm thứ Tư (29/05) rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng cắt bỏ đất hiếm như một biện pháp đối phó. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Zhang Hanhui, sau đó cho biết trong ngày thứ Năm rằng kích động xung đột thương mại là “chủ nghĩa khủng bố kinh tế trần trụi”.

Không giúp được điều gì, cuộc chiến thương mại dường như đang làm giảm tốc nền kinh tế Trung Quốc. Dữ liệu từ Chính phủ Trung Quốc vào đêm qua cho thấy hoạt động sản xuất của nước này đã giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 5. Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) đã lùi từ 50.1 trong tháng 4 xuống 49.4 trong tháng 5. Chỉ số PMI dưới mốc 50 là một tín hiệu suy thoái.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Tuyên bố áp thuế lên Mexico của ông Trump khiến Dow Jones rớt hơn 300 điểm (31/05/2019)

>   Chứng khoán châu Âu: Bán tháo tiếp diễn sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế lên Mexico (31/05/2019)

>   Dow Jones có thể rớt hơn 270 điểm vì động thái áp thuế của ông Trump (31/05/2019)

>   Nhận tin xấu, chứng khoán Trung Quốc đảo chiều vào cuối phiên (31/05/2019)

>   Vịnh tránh bão hút tiền sau tuyên bố áp thuế của ông Trump (31/05/2019)

>   Chứng khoán châu Á trồi sụt liên tục khi Trung Quốc tung ra dữ liệu kinh tế đáng thất vọng (31/05/2019)

>   Phố Wall khởi sắc nhưng nỗi lo về thương mại và kinh tế vẫn còn (31/05/2019)

>   Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ  (30/05/2019)

>   Chứng khoán châu Á bớt giảm (30/05/2019)

>   Chứng khoán châu Á nối dài đà giảm theo Phố Wall (30/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật