Nhận tin xấu, chứng khoán Trung Quốc đảo chiều vào cuối phiên
Chứng khoán châu Á rơi vào trạng thái trái chiều trong buổi sáng ngày thứ Sáu (31/05) khi Trung Quốc công bố dữ liệu sản xuất thấp hơn kỳ vọng.
Khép lại phiên ngày thứ Sáu (31/05), thị trường chứng khoán Trung Quốc chuyển sang sắc đỏ vào cuối phiên, trong đó chỉ số Shanghai Composite giảm 0.23% xuống 8,922.69 điểm. Shenzhen Component lùi 0.24% xuống 2,898.7 điểm và Shenzhen Composite gần như đi ngang ở mức 1,531.86 điểm.
Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng quay đầu giảm 0.79% xuống 26,901.09 điểm.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 341.34 điểm (tương đương 1.63%) xuống 20,601.19 điểm, còn chỉ số Topix lùi 1.29% xuống 1,512.28 điểm.
Ở Autralia, chỉ số ASX tăng nhẹ lên 6,396.90 điểm. Còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 0.14% và khép lại tuần qua ở mức 2,041.74 điểm.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu á vào lúc khép phiên ngày 31/05
Nguồn: CNBC
|
Chứng khoán châu Á trồi sụt mạnh sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu sản xuất thấp hơn dự báo trong tháng 5/2019.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc thu hẹp mạnh hơn dự báo trong tháng 5/2019 giữa lúc cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Mỹ ngày càng khốc liệt hơn, dữ liệu Chính phủ Trung Quốc cho thấy trong ngày thứ Sáu (31/05).
Chỉ số PMI sản xuất chính thức trong tháng 5/2019 đạt mức 49.4, thấp hơn dự báo 49.9 của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Trong khi đó, chỉ số PMI sản xuất tháng 4/2019 là 50.1.
Chỉ số PMI trên 50 ám chỉ sự mở rộng và ngược lại cho thấy sự thu hẹp.
Chỉ số PMI phi sản xuất chính thức trong tháng 5/2019 là 54.3 – không đổi so với tháng 4/2019.
PMI là một cuộc khảo sát các doanh nghiệp về môi trường hoạt động. Dữ liệu này cung cấp cái nhìn đầu tiên về những gì đang diễn ra trong một nền kinh tế, khi chúng thường là một trong những chỉ báo kinh tế quan trọng đầu tiên được công bố mỗi tháng.
“Nếu bạn nhìn bài phân tích số liệu và chúng tôi có thể thấy các chỉ số liên quan tới thương mại đều rớt mạnh”, Jian Chang, Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Barclays Asia Pacific, nói trên chương trình “Street Signs” của CNBC trong ngày thứ Sáu (31/05). “Đợt leo thang thuế quan gần đây nhất vào ngày 10/05 rõ ràng đã góp phầm làm giảm số lượng đơn đặt hàng và nhu cầu của Trung Quốc, và ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp”.
Nhóm cổ phiếu sản xuất xe hơi rớt mạnh
Nhóm cổ phiếu sản xuất xe hơi ở châu Á rớt mạnh sau tuyên bố áp thuế của ông Trump, khi nhiều công ty có trụ sở sản xuất ở Mexico, theo hiệp hội ngành xe hơi của Mexico, AMIA.
Ở Nhật Bản, cổ phiếu Nissan sụt 5.31% và Toyota lao dốc 2.85%, còn cổ phiếu Kia Motors rớt tới 4.49%.
Dow Jones có thể rớt mạnh?
Trong khi đó, các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ ám chỉ đà giảm mạnh vào đầu phiên ngày thứ Sáu (31/05) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thêm thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa Mexico từ ngày 10/06/2019. Hợp đồng tương lai Dow Jones ám chỉ mức giảm hơn 270 điểm vào đầu phiên ngày 31/05/2019.
Chứng khoán Mỹ quay đầu tăng nhẹ vào ngày thứ Năm (30/05), phục hồi một phần từ đà giảm điểm trong phiên trước đó, tuy nhiên, đà tăng của thị trường đã bị kìm hãm khi lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và thương mại vẫn còn.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones tiến 43.47 điểm lên 25,169.88 điểm, dẫn đầu là đà tăng của cổ phiếu McDonald’s và Coca-Cola. Chỉ số S&P 500 nhích 0.2% lên 2,788.86 điểm, khi các lĩnh vực công nghệ và bất động sản có thành quả vượt trội. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.3% lên 7,567.72 điểm. Các chỉ số chính đều nhuốm sắc đỏ trong ngày thứ Tư (29/05), với Dow Jones mất hơn 200 điểm.
Các chỉ số chứng khoán chính đã tích tắc chuyển sang sắc đỏ trong phiên giao dịch buổi chiều, cùng thời điểm đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lấy lại đà tăng trước đó. Lợi suất trái phiếu đã giảm xuống 2.227%, dao động gần đáy 20 tháng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm bước vào tháng 5 dao động trên mức 2.5%.
S&P 500 đã sụt hơn 5% trong tháng này và vẫn dao động dưới mốc 2,800 điểm – một mốc quan trọng được nhà đầu tư theo dõi – lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3/2019.
Trung Quốc tạm ngưng mua đậu nành từ Mỹ
Trung Quốc – quốc gia mua đậu nành nhiều nhất trên thế giới – đã tạm ngưng mua đậu nành từ Mỹ sau khi thương chiến Mỹ-Trung leo thang, dựa trên nguồn thông tin thân cận từ Bloomberg.
Những công ty Nhà nước vẫn chưa nhận được lệnh tiếp tục hoạt động mua đậu nành – vốn là để thể hiện thiện chí của họ trong việc giải quyết tranh chấp thương mại – và họ sẽ không mua khi chưa có sự nhất trí trong các cuộc đàm phán thương mại, dựa trên nguồn tin thân cận. Dù vậy, Trung Quốc vẫn chưa có kế hoạch hủy bỏ việc mua đầu nành từ Mỹ.
Trước đó trong tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc, nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, qua đó buộc Bắc Kinh phải đáp trả bằng cách nâng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6/2019. Một số chuyên gia cho rằng hai bên có thể đưa ra một giải pháp tại lần gặp gỡ này.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|