Thứ Năm, 23/05/2019 15:30

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt

Nhà chức trách sẽ hành động nếu phát hiện bất kỳ người nào tiếp tục sử dụng hai ví điện tử này tại Nepal sau lệnh cấm. Quốc gia này đã thất thoát nguồn thu ngoại tệ đáng kể vì Alipay và WeChat.

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt - Ảnh 1.
WeChat Pay (trong ảnh) không còn là điều mới mẻ với những người Nepal hay tiếp xúc với khách Trung Quốc - Ảnh: AFP

Nói không với Alipay và WeChat Pay - hai ứng dụng ví điện tử đình đám của Trung Quốc được cho là một quyết định "dũng cảm" của chính phủ Nepal.

Lý do là bởi nhiều nước trên thế giới chấp nhận hai loại ví phổ biến ở Trung Quốc này để thu hút khách du lịch. Năm ngoái, số du khách từ Trung Quốc đến du lịch tại Nepal là 150.000 lượt.

Tuy nhiên, việc khách Trung Quốc chỉ sử dụng ví điện tử để thanh toán gần như cho mọi thứ khiến nước này mất đi một nguồn thu ngoại tệ đáng kể.

Khách Trung Quốc đặc biệt mát tay tại các nhà hàng, khách sạn và trung tâm mua sắm do chính người Trung Quốc điều hành, theo Hãng thông tấn AFP ngày 22-5.

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt - Ảnh 2.
Các quán ăn, cửa tiệm tại một con đường của thủ đô Kathmandu dán các biển hiệu tiếng Trung Quốc và mã QR như một cách để thông báo họ cho phép thanh toán qua Alipay và WeChat Pay - Ảnh: AFP

Ông Laxmi Prapanna Niroula, người phát ngôn của Ngân hàng trung ương Nepal, nhấn mạnh đất nước của ông đang mất đi hàng đống ngoại tệ vì các giao dịch dù thực hiện tại Nepal nhưng thực chất tiền lại chảy về Trung Quốc.

"Chúng tôi quyết định cấm Alipay và WeChat bởi việc sử dụng hai loại ví này khiến đất nước chúng tôi mất đi nguồn thu ngoại tệ. Chúng tôi sẽ hành động nếu phát hiện bất kỳ người nào còn sử dụng hai nền tảng này", ông Niroula khẳng định.

"Du khách Trung Quốc thường yêu cầu thanh toán bằng ví điện tử. Cấm cũng đồng nghĩa người dân chẳng làm ăn được gì nữa", Sushil Koirala - chủ một tiệm trà ở Thamel - khu đông du khách nhất của thủ đô Kathmandu, than thở với AFP.

Một con đường tại khu vực này thậm chí còn được gọi là "Chinatown của Nepal" vì các nhà hàng và khách sạn đều do người Trung Quốc quản lý.

Thất thoát ngoại tệ vì ví điện tử Alipay và WeChat của Trung Quốc, Nepal cấm tiệt - Ảnh 3.
Khách Trung Quốc lướt qua biển hiệu của một cửa tiệm ở Nepal có in mã QR - Ảnh: AFP

Du lịch là nguồn thu chính của Nepal. Năm 2018 đánh dấu một cột mốc mới khi Nepal đón hơn 1 triệu du khách đến nước này.

Ngành du lịch đóng góp 7,8% cho nền kinh tế năm 2017 và tạo ra hàng triệu việc làm cho đất nước, theo số liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới.

Hãng Tencent bắt đầu xây dựng WeChat Pay dựa trên nền tảng nhắn tin cùng tên trong khi Alipay thuộc sở hữu của Ant Financial, công ty con của Alibaba - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc.

Cả hai ví điện tử này có hàng trăm triệu người dùng và là nền tảng thanh toán hàng đầu Trung Quốc.

BẢO DUY

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới khởi sắc khi chứng khoán Mỹ sụt giảm (23/05/2019)

>   Sụt gần 3%, dầu WTI chứng kiến phiên giảm mạnh nhất trong gần 3 tuần (23/05/2019)

>   Dầu WTI lại giảm do lo ngại về nhu cầu (22/05/2019)

>   Vàng thế giới xuống đáy gần 3 tuần khi đồng USD khởi sắc (22/05/2019)

>   Vàng thế giới khởi sắc, rời khỏi đáy 2 tuần (21/05/2019)

>   Dầu trái chiều vì không chắc chắn về cung cầu (21/05/2019)

>   Vàng thế giới suy giảm xuống thấp nhất trong hơn 2 tuần (18/05/2019)

>   Dầu tăng mạnh tuần qua bất chấp đà suy giảm trong phiên (18/05/2019)

>   Giảm 2.7% so USD, Nhân dân tệ đang phát tín hiệu đáng sợ về chiến tranh thương mại (18/05/2019)

>   Đàm phán Brexit giữa hai đảng lớn nhất của Anh đổ vỡ, Bảng Anh lao dốc (17/05/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật