Thứ Hai, 11/03/2019 22:17

Tiếp tục dời ngày đấu giá quảng cáo trên xe buýt vì 'ế'

Sau 3 lần thất bại, đợt đấu giá quảng cáo trên xe buýt lần thứ 4 tiếp tục phải lùi thời gian tổ chức do không có đơn vị nào đăng ký tham gia.

DN vẫn thờ ơ với các gói thầu quảng cáo trên xe buýt tại TP.HCM. ĐỘC LẬP

Thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM (Sở GTVT TP) cho biết thời điểm đấu giá quảng cáo trên xe buýt lần 4 sẽ dời lại vào ngày mai (12.3), thay vì ngày 8.3 như dự kiến trước đó. Nguyên nhân do đến sát ngày đấu giá mà vẫn chưa có đơn vị nào gửi hồ sơ tham gia.

Như vậy, sau nhiều nỗ lực chia nhỏ số gói thầu, giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp (DN) nhưng quảng cáo trên xe buýt tại TP.HCM vẫn "ế", nguy cơ tiếp tục đấu giá thất bại.

Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho rằng hiện nay xu thế, thị trường quảng cáo đã có sự thay đổi. Quảng cáo trực tuyến, trên các website, mạng xã hội truyền hình... được ưa chuộng hơn. Các hình thức quảng cáo truyền thống trên xe buýt, nhà chờ không còn thu hút như trước. Bên cạnh đó, thời gian quảng cáo được chia tại các gói thầu kéo dài tới 3 năm nên các doanh nghiệp thận trọng, chưa mặn mà.

Do vậy, trong đợt mở đấu giá lần 4 này, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM (Trung tâm) đã chia nhỏ số gói thầu còn lại thành 11 gói nhỏ. Thời gian quảng cáo đối với mỗi gói thầu cũng linh động kéo dài từ 1 - 3 năm, không cố định trong thời gian 3 năm như những lần đấu giá trước.

Người trúng đấu giá được phép sử dụng 50% diện tích mỗi bề mặt của vỏ thân xe buýt (trừ phần vị trí sử dụng để thông tin nhận diện, mặt trước, mặt sau và trên nóc của xe) để quảng cáo

Tuy nhiên, việc các DN vẫn tiếp tục thờ ơ, theo ông Nguyễn Quý Cáp, Chủ tịch Hội Quảng cáo TP.HCM là do giá cao và cách thức thực hiện không hợp lý.

Ông phân tích: Thứ nhất, sản phẩm hiện nay thay đổi liên tục nên khách hàng chỉ có nhu cầu dán quảng cáo trong vòng vài tuần, cùng lắm là vài tháng. Thứ hai, mức giá TP.HCM đưa ra quá cao. Hà Nội là trung tâm quảng cáo lớn trên cả nước mà giá cũng chỉ bằng 20% so với giá Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đưa ra đấu thầu. Cuối cùng, theo ông Cáp đánh giá gói thầu số 1 mà DN Nhật Bản trúng thầu là gói có vị thế tuyến tốt nhất, các gói thầu còn lại “xương xẩu” hơn nhiều

“Gói đã không “ngon” mà lại đưa giá cao thì DN hờ hững, đấu giá thất bại là đương nhiên. Nếu không thay đổi cách thức, dù có chia nhỏ thế nào đi nữa thì các gói thầu còn lại cũng không thể thoát ế”, ông Cáp cảnh báo và đề xuất nhà nước không nên đem ra đấu giá việc quảng cáo trên xe buýt một cách cứng nhắc theo từng gói thầu, nên ký hợp đồng trực tiếp theo từng khả năng của các DN dựa trên mức giá giảm khoảng 50% so với giá đưa ra đấu thầu hiện nay.

HÀ MAI

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Đề xuất bố trí vốn để xây nhà hát ngàn tỉ ở Thủ Thiêm (11/03/2019)

>   Tổng kiểm toán phản hồi thông tin “10 vụ kiện cơ quan thuế thua cả 10” (11/03/2019)

>   Không để ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nước mắm truyền thống (11/03/2019)

>   Phó Thủ tướng chỉ đạo về thoái vốn nhà nước tại IDICO (11/03/2019)

>   TP.HCM cho BQL đường sắt đô thị tạm ứng 39 tỉ để trả lương (11/03/2019)

>   Việt Nam chưa khai thác dòng máy bay Boeing 737max (11/03/2019)

>   Đến lượt xoài Việt nhận giấy vào Mỹ: Cửa đã mở sau 10 năm đàm phán (11/03/2019)

>   Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đứng cuối bảng về chất lượng dịch vụ (11/03/2019)

>   Pha chế hóa chất thì không thể gọi là nước mắm! (11/03/2019)

>   Đề xuất cho kiện Kiểm toán Nhà nước ra toà (11/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật