Thứ Sáu, 15/03/2019 15:20

Ngành tôm đặt mục tiêu xuất khẩu 4,2 tỷ USD năm 2019

Để đạt mục tiêu này, ngành tôm cần tập trung vào các giải pháp như hình thành chuỗi sản xuất khép kín, mà trước hết là tuyên truyền vận động nông dân vào hợp tác xã, thực hiện liên kết với doanh nghiệp.

Năm 2018, những thị trường xuất khẩu chủ lực của tôm là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc… với kim ngạch thu về gần 3,6 tỉ USD.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2018, sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt trên 762.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2017. Về diện tích thả nuôi tôm cũng đạt trên 736.000ha, tập trung tại các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Quảng Ninh, với sản lượng tôm trên 762.000 tấn, tăng 3% so với năm 2017.

Những thị trường xuất khẩu chủ lực của con tôm là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc… với kim ngạch thu về gần 3,6 tỉ USD.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, dự báo tình hình thời tiết khá thuận lợi, kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đảm bảo môi trường, đề phòng dịch bệnh cùng với ứng dụng công nghệ nuôi tôm hiệu quả… cả nước duy trì diện tích nuôi trên 736.000ha tôm nước lợ, 32.000ha diện tích nuôi tôm sú, tập trung đẩy mạnh các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng đạt trên 780.000 tấn, tăng cao hơn năm 2018 khoảng 18.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú 300.000 tấn và tôm thẻ chân trắng 480.000 tấn.

Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, mặc dù sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan hơn 2017, tuy nhiên, năm 2018, ngành tôm Việt Nam chưa phát huy hết tiềm lực và thế mạnh của ngành, đồng thời chưa tạo được thế cạnh tranh với các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Indonesia… dẫn đến xuất khẩu tôm chỉ đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2017.

Vì vậy, với mục tiêu và tiềm năng lớn sẵn có chưa được phát huy hết, bên cạnh các cơ hội tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khi các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước hiệu lực, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt 4,2 tỷ USD.

Để đạt được chỉ tiêu trên, Hiệp hội này cho rằng, cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh của tôm Việt Nam, giải quyết các vấn đề về chất lượng theo chứng nhận quốc tế, định vị lại theo hướng tích cực đối với các thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, kim ngạch xuất khẩu 4,2 tỷ USD là mục tiêu cao và là thách thức lớn đối với ngành tôm trong năm 2019, vì so với năm ngoái, tăng tới gần 10%.

Để đạt mục tiêu này, ngành tôm cần tập trung vào các giải pháp, đầu tiên và quan trọng nhất là hình thành chuỗi sản xuất khép kín, mà trước hết là tuyên truyền vận động nông dân vào hợp tác xã, thực hiện liên kết với doanh nghiệp, tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi từ giống, thức ăn cho tới xử lý môi trường.

Duyên Duyên

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Hoạt động lại ngày 25.3 tới, BOT Cai Lậy sẽ không làm quầy thu tiền lẻ (15/03/2019)

>   Tệ hơn cả một canh bạc (15/03/2019)

>   Tranh cãi gay gắt mục tiêu cấm xe máy (14/03/2019)

>   Hiệp hội nước mắm Nha Trang chỉ ra điểm bất hợp lý trong Dự thảo tiêu chuẩn (14/03/2019)

>   Chuyên gia: 'Giao thông công cộng ở Hà Nội chưa đủ để cấm xe máy' (14/03/2019)

>   Thủ tướng: Xử lý nghiêm những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng (14/03/2019)

>   Truy tố nguyên Tổng giám đốc PVEP vì nhận lãi ngoài của OceanBank (14/03/2019)

>   Lo dịch bệnh, người tiêu dùng tìm mua thịt heo "có thương hiệu" (14/03/2019)

>   Nghiên cứu xây tuyến đường sắt Trung Quốc - Hải Phòng tốc độ 160km/h (14/03/2019)

>   Bộ trưởng Nông nghiệp họp khẩn với 17 tỉnh để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi (14/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật