Thứ Sáu, 22/03/2019 10:32

Facebook, YouTube... không thể 'sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi'

Thông tin thiếu kiểm chứng, bôi nhọ không được ngăn chặn, không bị gỡ bỏ, ngược lại được phát tán rộng rãi với tốc độ chóng mặt.

Tại Việt Nam, cơ quan chức năng liên tiếp xử phạt các trường hợp tung tin thất thiệt, xúc phạm người khác trên mạng xã hội, cho thấy mạng xã hội đang tác động rất lớn đến đời sống mỗi người. Mới nhất là những thông tin sai lệch, bịa đặt về dịch tả heo gây hoang mang dư luận.

Hình ảnh phản cảm chỉ được che mờ, cảnh báo và người dùng hoàn toàn có thể xem được những hình ảnh đó sau khi đọc cảnh báo.

Thông tin thiếu kiểm chứng, bôi nhọ không được ngăn chặn, không bị gỡ bỏ, ngược lại được phát tán rộng rãi với tốc độ chóng mặt.

Thực trạng này đang tác động tiêu cực đến cộng đồng. Như tin thất thiệt về dịch tả heo, số tiền phạt vài chục triệu đồng chẳng bù đắp được thiệt hại lòng tin nơi người tiêu dùng với sản phẩm thịt heo. Người nuôi heo đã phải chịu tai họa kép, dịch bệnh và cú đâm sau lưng từ tin thất thiệt trên thế giới ảo.

Những người tung tin cứ vô tư gõ bàn phím đã góp phần đập nát chén cơm của người chăn nuôi. Với những nạn nhân bị khủng bố bởi tin bẩn đã phải cay đắng nhận những hậu quả xấu nhất, sống trong nỗi ám ảnh kinh hoàng, vết thương tâm hồn không thể lành...

Ấy vậy mà trước những tin xấu độc, các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội thể hiện một sự thờ ơ đáng kinh ngạc. Hoặc họ cũng thể hiện có làm điều gì đó, nhưng cuối cùng nạn nhân vẫn phải gánh chịu hậu quả. Tại sao lại có sự bất công như thế?

Ngay trong vụ xả súng được truyền trực tiếp trên Facebook tại New Zealand hôm 15-3 khiến cả thế giới bàng hoàng, căm phẫn, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố mạng xã hội không thể hoạt động vì lợi nhuận mà không chịu trách nhiệm về những nội dung đăng trên đó. CEO của một hãng hàng không đã xóa tài khoản Facebook và đưa ra thông điệp Facebook không nên chỉ nghĩ đến tiền.

Thế giới không thể cho phép các trang mạng xã hội chỉ biết "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" nữa. Thủ tướng Jacinda Ardern kêu gọi hãy đoàn kết chống lại việc mạng xã hội bị lạm dụng làm nơi truyền bá bạo lực.

Thủ tướng Úc Scott Morrison đề xuất các nhà lãnh đạo nhóm G20 tại cuộc họp sắp tới ở Nhật Bản thảo luận việc bắt buộc các hãng công nghệ phải ngăn chặn các hành vi bạo lực trên mạng xã hội. Những người có trách nhiệm trong Quốc hội Mỹ cũng không ngần ngại rằng sẽ mạnh tay nếu các nhà mạng xã hội không điều chỉnh, ngăn chặn khủng bố, bạo lực...

Cuộc chiến loại bỏ tin bẩn, độc hại trên mạng xã hội mới chỉ bắt đầu, còn nhiều cam go, nhưng chắc chắn sớm hay muộn thế giới cũng sẽ có những luật lệ nhất định để buộc các ông chủ mạng xã hội có trách nhiệm hơn, thay vì chỉ biết nghĩ đến tiền!

Khiết Hưng

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Facebook thừa nhận không mã hóa 600 triệu mật khẩu người dùng (22/03/2019)

>   Đường đến đỉnh A.I của ELSA (21/03/2019)

>   Vsmart chính thức phân phối tại thị trường Tây Ban Nha (21/03/2019)

>   VinFast đưa 115 xe đi 14 nước ở 4 châu kiểm thử chất lượng (21/03/2019)

>   Tăng phí trước bạ, xe bán tải 'đội' hàng chục triệu đồng (20/03/2019)

>   Xe tải Trung Quốc hết 'cửa'? (20/03/2019)

>   Các công ty công nghệ châu Á chật vật chạy theo đà giảm của iPhone (18/03/2019)

>   Khẩn cấp theo dõi, ngăn chặn mã độc GandCrab 5.2 giả mạo Bộ Công an (16/03/2019)

>   Facebook đối diện những ngày tồi tệ nhất lịch sử (16/03/2019)

>   Doanh nghiệp thiệt hại do sự cố mạng, Facebook có bồi thường? (16/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật