Thứ Bảy, 16/03/2019 15:18

Khẩn cấp theo dõi, ngăn chặn mã độc GandCrab 5.2 giả mạo Bộ Công an

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam phát thông báo khẩn yêu cầu các cơ quan, tổ chức tài chính, doanh nghiệp... khẩn cấp theo dõi, ngăn chặn kết nối máy chủ điều khiển mã độc GandCrab 5.2 qua email giả mạo Bộ Công an.

Danh sách các máy chủ điều khiển mã độc được VNCERT khuyến cáo người dùng - Ảnh: T. HÀ

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Trung tâm VNCERT) vừa có công văn khẩn gửi đến các cơ quan, tổ chức tài chính, doanh nghiệp… trong cả nước thông báo về việc VNCERT vừa phát hiện chiến dịch phát tán mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam qua email giả mạo Bộ Công an.

Theo VNCERT, GandCrab 5.2 là phiên bản mới trong họ mã độc tống tiền GandCrab lan rộng trên toàn cầu trong hơn một năm qua.

Qua theo dõi không gian mạng, Trung tâm VNCERT phát hiện từ giữa tháng 3-2019 đến nay đang có chiến dịch phát tán mã độc tống tiền GandCrab 5.2 vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, GandCrab 5.2 được phát tán thông qua thư điện tử giả mạo Bộ Công an Việt Nam với tiêu đề "Goi trong Cong an Nhan dan Viet Nam", có đính kèm tệp documents.rar.

Khi người dùng giải nén và mở tệp tin đính kèm, mã độc sẽ được kích hoạt và toàn bộ dữ liệu người dùng bị mã hóa, đồng thời sinh ra môt tệp nhằm yêu cầu và hướng dẫn người dùng trả tiền chuộc từ 400 - 1.000 USD bằng cách thanh toán qua đồng tiền điện tử để giải mã dữ liệu.

"Mã độc tống tiền GandCrab rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ dữ liệu trên máy bị nhiễm. Tin tặc khai thác và tấn công sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác" - ông Nguyễn Khắc Lịch, phó giám đốc Trung tâm VNCERT, nhấn mạnh.

Trung tâm VNCERT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện khẩn cấp các việc sau để phòng ngừa, ngăn chặn việc tấn công của mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam "theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GandCrab và cập nhật vào các hệ thống bảo vệ như: IDS/IPS, Firewall… theo các thông tin nhận dạng" - công văn của VNCERT nêu rõ.

"Nếu phát hiện cần nhanh chóng cô lập vùng/máy đã phát hiện".

Đồng thời, cần thông báo người sử dụng nâng cao cảnh giác, không mở và click vào các liên kết cũng như các tập tin đính kèm trong email có chứa các tập tin dạng .doc, .pdf, .zip, rar,… được gửi từ người lạ hoặc nếu email được gửi từ người quen nhưng cách đặt tiêu đề hoặc ngôn ngữ khác thường.

Và cần thông báo cho bộ phận chuyên trách quản trị hệ thống hoặc đảm bảo an toàn thông tin khi gặp nghi ngờ.

T. HÀ

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Facebook đối diện những ngày tồi tệ nhất lịch sử (16/03/2019)

>   Doanh nghiệp thiệt hại do sự cố mạng, Facebook có bồi thường? (16/03/2019)

>   Hành trình trắc trở của dòng máy bay Boeing đắt khách nhất (15/03/2019)

>   Doanh nghiệp sẽ được "linh hoạt" ban hành gói cước viễn thông di động? (15/03/2019)

>   Đề xuất bổ sung xe ô tô thân thiện môi trường được ưu đãi thuế (15/03/2019)

>   Nguyên Phó Thủ tướng Đức làm cố vấn cho VinaCapital Ventures (15/03/2019)

>   Thị trường ôtô Trung Quốc tiếp tục ảm đạm trong hai tháng đầu năm (15/03/2019)

>   Nguyên nhân thực sự khiến Facebook tê liệt hệ thống trên toàn cầu (15/03/2019)

>   Thái Lan gia nhập CPTPP, ô tô Việt gặp khó (14/03/2019)

>   Facebook muốn tạo ra một loại tiền kỹ thuật số giống với WeChat (14/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật