Thứ Hai, 18/03/2019 10:17

Các công ty công nghệ châu Á chật vật chạy theo đà giảm của iPhone

Ngày 02/01/2019, Apple khiến thị trường chứng khoán toàn cầu bất ngờ với lời cảnh báo, doanh thu mặt hàng iPhone ở Trung Quốc giảm nhanh chóng sẽ khiến công ty này phải đối mặt với việc không đạt được mục tiêu doanh thu  hàng quý lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua. Giới đầu tư choáng váng với đợt bán tháo “dã man” trong dịp Tết Nguyên đán của Apple ngay sau lời thông báo đó.

Nhưng đối với các công ty công nghệ châu Á, là các nguồn cung cấp linh kiện cho Apple và những nhà sản xuất điện thoại thông minh khác thì dự cảm có chuyện không lành đã trở nên rõ ràng trong những tháng vừa qua. Từ các nhà sản xuất chip cho đến những nhà sản xuất màn hình, quý 4/2018 được chú ý bởi sự sụt giảm nhanh chóng và đột ngột của nhu cầu người dùng – đặc biệt là ở Trung Quốc.

Các nhà sản xuất chip, lĩnh vực đã có một năm thành công vang dội với doanh thu kỷ lục vào năm 2017, đều hoảng hốt với sự chuyển đổi nhanh chóng vào cuối năm 2018 và nhiều công ty còn đang cảnh báo rằng việc này có thể còn kéo dài.

Trong số đó có công ty Nanya Technology, Nhà cung cấp DRAM chip toàn cầu cạnh tranh với Samsung Electronics, SK Hynix và Micron. “Chúng tôi nhận thấy một sự chững lại đột ngột từ phía nhu cầu của người dùng từ quý 3/2018 và chúng tôi tiếp tục phải đối mặt với việc điều chỉnh giá trong giai đoạn hiện tại”, Lee Pei-Ing, Chủ tịch của Nanya Tech, cho biết. “Doanh thu của điện thoại thông minh không được như dự báo, thị trường phục vụ đang phải giải quyết hàng tồn kho và nhu cầu của người tiêu dùng về thiết bị điện tử cũng đang giảm xuống”.

Với những dự báo bất ổn, công ty Nanya đang “thắt lưng buộc bụng”. Công ty này đã cắt giảm một nửa vốn chi tiêu trong năm 2019 xuống còn 10 tỷ Tân Đài Tệ (NTD) (tương đương 323 triệu USD) do nhu cầu giảm sút và những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo thông tin từ IDC, doanh số điện thoại thông minh được bán ra toàn cầu trong năm 2018 là 1.44 tỷ sản phẩm, giảm 4.1% so với năm 2017, đánh dấu hai năm giảm liên tiếp. Việc gây thiệt hại nhất là thị trường Trung Quốc giảm đến 10%, đây vốn là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Vào khoảng thời gian này năm 2018, các chuyên gia phân tích đã dự đoán rằng công nghệ sẽ là nguồn năng lượng giúp cho các công ty thuộc Asia300 hướng đến một năm tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. Tổng lợi nhuận ròng của các công ty Asia300 – nhóm tập hợp 330 công ty dẫn đầu châu Á không bao gồm Nhật Bản được bình chọn bởi Nikkei – được dự báo sẽ tăng 14.9%, nối tiếp đà tăng mạnh mẽ 21% của năm 2017.

Tuy nhiên hiện nay, các chuyên gia phân tích ước tính mức tăng trưởng tổng lợi nhuận ròng  của năm 2019 sẽ chỉ ở khoảng 4.4%, theo dữ liệu tổng hợp mới nhất của QUICK-FactSet. Điều này phản ánh sự sụt giảm mạnh mẽ của đà tăng trưởng, đặc biệt là trong suốt quý 4/2019.

Lợi nhuận của Asia300: phục hồi và suy giảm.

Dựa trên báo cáo thu nhập của 128 công ty đã thông báo vào ngày 07/03/2019 có thể thấy đà tăng lợi nhuận ròng đã giảm xuống 5.3%. Khi các chuyên gia phân tích dự báo về thu nhập của những công ty còn lại – tổng lợi nhuận của 289 công ty với dữ liệu được so sánh với 10 năm trước – đều khá tương đồng, con số này giảm xuống 5.1%.

Mặc dù lợi nhuận ròng của những công ty châu Á vẫn đang tăng lên, phần lớn lợi nhuận đều dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của nửa đầu năm 2018. Sau khi ghi nhận đà tăng 17% và 13.1% của hai quý đầu năm 2018, lợi nhuận ròng liền giảm 4.1% trong quý 3 và rơi xuống sát mép phạm vi âm với mức giảm 14.6% trong quý 4/2018.

Sự suy giảm này rất nghiêm trọng với những nhà cung cấp công nghệ. Nhu cầu về điện thoại thoại thông minh giảm quá nhiều ở thị trường Trung Quốc khiến cho lợi nhuận của ba công ty màn hình hiển thị hàng đầu – LG Display, Innolux và AU Optronics (AUO) – giảm xuống với tổng lợi nhuận là 3.7 tỷ USD trong năm 2018.

Trong quý 4/2018, lỗ ròng của AUO lên đến 426 triệu NTD. Đồng thời, đối thủ Đài Loan Innolux – công ty con màn hình hiển thị của Foxconn Technology Group, với tên giao dịch chính thức là Hon Hai Precision Industry – đã phải “nuốt” khoảng lỗ ròng lên đến 697 triệu NTD do giảm giá bán.

Nhu cầu yếu gây ra áp lực phải giảm giá bán, điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi sản lượng từ các nhà sản xuất linh kiện Trung Quốc tăng lên trong nửa cuối năm 2018, Paul Peng, Chủ tịch của AUO, cho biết.

Một năm đầy biến động đối với chỉ số Asia300.

Những tay chơi màn hình có sự tài trợ của Chính phủ Trung Quốc như BOE Technology Group và Shenzhen China Star Optoelectronics Technology đều đang tích cực chơi trò đuổi bắt với các đối thủ Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các hãng sản xuất màn hình Trung Quốc vừa nâng thêm hiệu suất vào năm 2018 và thậm chí đang lên kế hoạch sản xuất thêm vào năm 2019, gây ra đợt ép giảm giá mới lên ngành công nghiệp này.

“Tôi đoán trước rằng việc dư cung sẽ là quy chuẩn mới cho nền công nghiệp màn hình này trong vài năm tới”, ông Peng trả lời với giới đầu tư hồi tháng 1/2019. “Lĩnh vực kinh doanh này đầy rẫy những thử thách đối với các nhà sản xuất màn hình, đặc biệt là khi tính thêm cả những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.

LG Display, công ty ghi nhận lỗ ròng 179 tỷ Won (KRW) (tương đương 158 triệu USD) trong suốt cả năm 2018, đang cắt giảm nhân lực. Khoảng 2,000 nhân viên đã đăng ký vào chương trình về hưu sớm, chiếm khoảng 6% trong tổng số nhân lực của công ty tính đến hiện tại. Để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc, LG đang tìm cách chuyển đổi sản lượng màn hình chính của công ty từ màn hình tinh thể lỏng (LCD) sang sản xuất nhiều màn hình phát sáng hữu cơ tự động (OLED) hơn. Công ty này hy vọng bước chuyển đổi này sẽ giúp họ khác biệt hơn so với những đối thủ Trung Quốc, những công ty đang sản xuất màn hình LCD với giá rẻ hơn.

Vào ngày 14/02/2019, Chủ tịch của Japan Display, Yoshiyuki Tsukizaki đã thông báo rằng công ty của ông sẽ không thể đáp ứng được cam kết hoàn thành “cú lội ngược dòng” khi năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 3/2019. Công ty này đang tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng từ Trung Quốc và Đài Loan, đồng thời ông cũng úp mở rằng sắp tới sẽ có đợt cắt giảm nhân sự.

Lĩnh vực linh kiện bán dẫn phát triển mạnh mẽ trong năm 2018, với việc Samsung Electronics, Sk Hynix và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. tăng tổng lợi nhuận ròng lên đến 8.4 tỷ USD trong năm 2018. Nhưng các nhà sản xuất chip điện tử không thể tránh khỏi liên lụy từ đà tăng trưởng giảm của công nghệ và kinh tế Trung Quốc trong năm 2019.

Hình ảnh trong nhà máy của Taiwan Semiconductor Manufactoring Co.

Theo thông tin từ World Semiconductor Trade Statistics, doanh thu chip điện tử toàn cầu năm 2019 sẽ giảm 3% xuống còn 454.5 tỷ USD, sau khi tăng lên gần 14% để đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018.

Phó Chủ tịch của Samsung Electronics, Lee Myung-jin nói với các nhà đầu tư vào cuối tháng 1/2019 rằng “nhu cầu đối với bộ nhớ điện tử đã giảm từ quý 4/2018 khi tình hình bên ngoài tệ dần đi và các khách hàng thì điều chỉnh lại đơn đặt hàng của họ”.

Mặc dù vậy ông Lee vẫn hy vọng cuối năm 2019 sẽ nhìn thấy mức tăng trưởng quay trở lại đà tăng, đà giảm “sẽ tiếp tục trong quý 1/2018, khi các khách hàng chính tiếp tục chỉnh sửa đơn đặt hàng”.

Phó Chủ tịch của Sk Hynix, Cha Jin-seok có vẻ lạc quan hơn so với đối thủ cùng quê của mình. Nhưng lượng khách hàng mua chip điện tử sử dụng trong máy chủ máy tính của công ty đã “thay đổi chiến lược của họ để tối đa hóa hiệu quả bằng cách tối ưu hóa trung tâm dữ liệu hiện tại của họ” sau khi trở thành những nhà đầu tư tích cực trong những năm qua.

TSMC, nhà sản xuất chip điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã nói với giới đầu tư rằng doanh thu của họ có thể giữ nguyên hoặc chỉ tăng nhẹ trong năm 2019, có nghĩa là công ty này nhiều khả năng sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5-10% doanh thu hàng năm trong vòng 5 năm cho đến năm 2021.

“Với triển vọng kinh tế vĩ mô trong năm 2019, chúng tôi đang thắt chặt mức chi tiêu vốn trong năm nay của công ty, cắt giảm từ vài trăm triệu USD cho đến mức giữa 10 và 11 tỷ USD”, Lora Ho, Giám đốc tài chính của TSMC cho biết.

Lợi nhuận của các công ty thuộc Asia300 năm 2018.

CEO của TSMC, C.C. Wei nói rằng công ty này đang thận trọng với nhu cầu dành cho điện thoại thông minh của người tiêu dùng – lời bình luận có thể hiểu rộng ra là một điềm báo không mấy sáng sủa về những đơn đặt hàng lõi vi xử lý của iPhone. Ông cũng chuyển hướng dự báo thành rất xấu dành cho những con chip điện tử được dùng trong quá trình khai thác tiền điện tử chuyên sâu – loại chip điện tử đem lại doanh thu lớn trong suốt đợt bùng nổ bitcon từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018. Là nhà cung cấp duy nhất loại chip lõi vi xử lý cho iPhone, công ty Đài Loan này đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm nhu cầu của loại điện thoại thông minh mang tính biểu tượng này, vốn là động lực tăng trưởng lớn nhất trong thập kỷ vừa qua.

“Câu hỏi lớn nhất mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời là điều gì sẽ mang ngành công nghiệp điện thoại thông minh trở lại đà tăng”, Ryan Reith, Phó Chủ tịch chương trình thiết bị theo dõi di dộng toàn cầu với IDC, cho biết. “Không còn câu hỏi nào dành cho việc vì sao mức tăng trưởng của ngành công nghiệp này lại giảm, vì những nguyên do đều đã được xác định – chu kỳ thay thế dài ra, thị trường Trung Quốc đầu khó khăn và những con gió ngược đến từ địa chính trị”.

IDC dự đoán doanh thu điện thoại thông minh toàn cầu trong năm 2019 sẽ giảm thêm 0.8%.

Những nhà lãnh đạo trong nền công nghiệp này hiện đang gửi gắm hy vọng vào loại công nghệ mới, được gọi là điện thoại có thể gập được – sản phẩm của Samsung Electronics, Huawei Technologies và công ty khởi nghiệp Royole với sự hỗ trợ của Shenzhen – và sự ra mắt của thế hệ mạng di động thứ 5, hay còn gọi là 5G.

LG triển lãm tại Consumer Electronics Show diễn ra ở Las Vegas hồi tháng 1/2019.

Năm 2019, loại màn hình linh hoạt chiếm vị trí trung tâm tại Mobile World Congress (MWC) diễn ra tại Barcelona và một vài nhà sản xuất châu Á thông báo dự định sẽ vận hành dịch vụ 5G trong năm 2019. Dòng điện thoại thông minh có thể gập đầy hứa hẹn nhưng chúng vẫn “chưa có sự kiểm nghiệm thực tế từ phía người dùng”, Sangeetika Srivastava, Chuyên gia phân tích nghiên cứu cấp cao của IDC, nói.

WitsView, một bộ phận của công ty tư vấn công nghệ TrendForce có trụ sở tại Đài Bắc, nói rằng dòng điện thoại thông minh có thể gập “vẫn đang trong giai đoạn quan sát phản ứng của thị trường và điều chỉnh thiết kế sản phẩm”. Chúng không hẳn là một “liều thuốc bổ” đối với ngành công nghiệp này, vì công ty tư vấn này dự báo rằng mức độ thâm nhập thị trường của dòng sản phẩm điện thoại thông minh mới này sẽ là 0.1% trong năm 2019 và khoảng 1% trong năm 2021. Con số này có thể sẽ cao hơn nếu như “có nhiều nhà cung cấp màn hình tham gia vào cuộc chơi hơn và giá màn hình có cải thiện đáng kể”.

Trân Võ (Theo Asian Nikkei Review)

Fili

Các tin tức khác

>   Khẩn cấp theo dõi, ngăn chặn mã độc GandCrab 5.2 giả mạo Bộ Công an (16/03/2019)

>   Facebook đối diện những ngày tồi tệ nhất lịch sử (16/03/2019)

>   Doanh nghiệp thiệt hại do sự cố mạng, Facebook có bồi thường? (16/03/2019)

>   Hành trình trắc trở của dòng máy bay Boeing đắt khách nhất (15/03/2019)

>   Doanh nghiệp sẽ được "linh hoạt" ban hành gói cước viễn thông di động? (15/03/2019)

>   Đề xuất bổ sung xe ô tô thân thiện môi trường được ưu đãi thuế (15/03/2019)

>   Nguyên Phó Thủ tướng Đức làm cố vấn cho VinaCapital Ventures (15/03/2019)

>   Thị trường ôtô Trung Quốc tiếp tục ảm đạm trong hai tháng đầu năm (15/03/2019)

>   Nguyên nhân thực sự khiến Facebook tê liệt hệ thống trên toàn cầu (15/03/2019)

>   Thái Lan gia nhập CPTPP, ô tô Việt gặp khó (14/03/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật