Thứ Tư, 13/02/2019 13:55

Vì sao Warren Buffett không tin dự báo của chuyên gia?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett không phải là một nhân vật xa lạ với những thương vụ kinh doanh "tỷ đô".

Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: CNBC.

Theo hãng tin CNBC, khi bắt tay vào một vụ làm ăn ở bất kỳ quy mô nào, ông Buffett luôn sử dụng cùng một phương châm nghiên cứu vấn đề: Không tin vào các dự báo, nhất là dự báo từ một người có lợi ích tài chính trong việc đưa ra dự báo đó.

Vị tỷ phú 88 tuổi hiện giữ cương vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) tập đoàn Berkshire Hathaway, khuyên rằng nếu bạn đang có ý định mua cổ phiếu, một ngôi nhà hay một công ty, thì bạn hãy tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, thay vì tin vào các chuyên gia.

"Đừng hỏi thợ cắt tóc rằng bạn có nên cắt tóc hay không", ông Buffett phát biểu tại hội nghị cổ đông thường niên 1994 của Berkshire.

Cộng sự lâu năm của ông Buffett là ông Charlie Munger kể lại rằng trong một vụ mua lại công ty, hai ông từng được mời mua một cuốn sách dày trị giá 2 triệu USD chứa các dự báo. "Thiếu chút nữa thì chúng tôi đã bỏ ra 2 triệu USD để rồi chẳng ngó đến cuốn sách", ông Buffett nói vui.

"Tôi không thể hiểu tại sao một người đi mua công ty lại nên xem xét những dự báo mà người bán, hoặc đại lý của anh ta, đưa ra", ông tiếp tục.

Thu thập thông tin hoặc tin vào phân tích từ một ai đó có lợi ích trong một thương vụ cụ thể là một việc làm rất bất lợi do tính chất thiên vị bẩm sinh của những thông tin hay phân tích đó. Ông Munger gọi những dự báo như vậy là "nguy hiểm từ trong bản chất".

Thay vào việc nghe dự báo, ông Buffett luôn xem xét các báo cáo thường niên và các tài liệu khác để tự mình đưa ra kết luận. Ông tin rằng chỉ nên gắn bó với những công ty hoặc công việc kinh doanh mà ông có thể tự mình đánh giá.

Phương pháp này của ông Buffett đã được minh chứng không chỉ sáng suốt mà còn mang lại thành công. Berkshire đạt tỷ suất lợi nhuận hàng năm trung bình 20% trong 40 năm qua, cao gấp đôi mức tăng hàng năm của chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ trong cùng khoảng thời gian - theo dữ liệu của FactSet.

Diệp Vũ

VNEconomy

Các tin tức khác

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ cuối): Ngày nắng đẹp ngập ánh hoàng kim! (15/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 8): Niềm tin sai lệch (14/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 7): “Bầy heo đói” (13/02/2019)

>   Hốt Bạc từ Brexit (Kỳ 6): Đó là chuyện thường! (12/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 5): Từ chương trình tài năng đến chính trị (11/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 4): Những chướng ngại (09/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 3): Tiếng chuông điện thoại (08/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 2): Cái giá của thông tin (07/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 1): Lời nhượng bộ (06/02/2019)

>   Phong thủy, Tử vi và Chứng khoán – CLSA Hong Kong dự báo thị trường năm Kỷ Hợi 2019 (09/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật