Thứ Sáu, 15/02/2019 11:00

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ cuối): Ngày nắng đẹp ngập ánh hoàng kim!

“Ý tưởng của thị trường đại chúng là sự bình đẳng. Nếu bạn không tuân theo luật chơi, thì khi đó bạn sẽ khiến một vài người phải bận tâm rồi đấy” – đó là những lời thốt ra từ miệng của Crispin Odey, nhà sáng lập của một quỹ phòng hộ kiếm được 300 triệu USD từ Brexit.

Rokos, quỹ phòng hộ đã trả tiền cho ICM và Curtice, kết thúc phi vụ với khoản lãi hơn 100 triệu USD, xấp xỉ 3% giá trị toàn bộ tài sản quỹ này, chỉ trong một ngày duy nhất, theo kết quả báo cáo lần đầu của Bloomberg ngay sau khi cuộc bỏ phiếu khép lại. Brevan Howard, quỹ phòng hộ chỉ mua lượng dữ liệu (thăm dò exit-poll) tối thiểu từ Comres, kiếm được 160 triệu USD chỉ trong một ngày 24/06. Brevan Howard từ chối đưa ra bình luận.

Trong khi việc xác định danh tính các khách hàng của “Chiến dịch Lựu đỏ” (tên cuộc thăm dò do YouGov tiến hành) vẫn chưa đi đến đâu, những nguồn thạo tin đã chỉ đích danh hai khách hàng của các cuộc thăm dò trước ngày bỏ phiếu. Họ là Capstone Investment Advisor và Odey Asset Management.

Capstone khi đó quản lý hơn 5.2 tỷ USD, kiếm được khoảng 1.7% giá trị của quỹ lớn nhất (thuộc Capstone) từ những giao dịch liên quan đến Brexit, theo báo cáo của Bloomberg sau khi việc bỏ phiếu kết thúc, trích dẫn từ một nguồn thạo tin. Một phần khoản lợi nhuận kiếm được nói trên đến từ các vụ cược vào những biến động giá, trong những ngày trước ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý. Capstone từ chối bình luận.

Nhà sáng lập cùng tên của Odey – ông Crispin Odey là người gây quỹ ủng hộ hàng đầu cho Farage và cũng là “mạnh thường quân” hàng đầu trong chiến dịch quyên tiền cho phe ủng hộ Brexit. Hãng của ông ta kiếm được khoảng 300 triệu USD từ Brexit. “Nói theo kiểu Ý” - Odey tự hào với BBC về phần thưởng từ Brexit của ông ta: “Al mattino ha l'oro in bocca – Quả là một ngày nắng đẹp ngập ánh hoàng kim”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Odey đã nói rằng cuộc thăm dò kín mua từ YouGov trước ngày bỏ phiếu là cực ký đáng giá, mặc dù chẳng phải là chuẩn không cần chỉnh, bởi vì dù sao vẫn tồn tại một tỷ lệ bất định cao về kết quả. Odey cho biết quỹ của ông không hề mua cuộc thăm dò exit-poll nào vào ngày diễn ra bỏ phiếu. “Mọi người đều cố gắng cải thiện những thông tin họ có,” ông nói về những cuộc khảo sát của quỹ phòng hộ. “Nó như một cuộc chạy đua vũ trang vậy”. Nhưng, ông ta tiếp lời, không nên tồn tại khả năng rằng một nhà giao dịch nào đó có thể sở hữu được thông tin tốt hơn bằng cách nới rộng hầu bao. “Ý tưởng của thị trường đại chúng là sự bình đẳng. Nếu bạn không tuân theo luật chơi, thì khi đó bạn sẽ khiến một vài người (chỉ cơ quan quản lý) phải bận tâm rồi đấy”.

Ít nhất 6 quỹ phòng hộ khác cũng nằm trong danh sách các quỹ đã từng thương lượng hoặc mua các cuộc thăm dò, theo thông tin lượm lặt từ những buổi phỏng vấn với giám đốc các hãng thăm dò (có một giám đốc đã dẫn chứng luôn bằng cách mở hộp thư điện tử cho Bloomberg xem, trong suốt buổi phỏng vấn). Những cái tên bao gồm Arrowgrass Capital Partners, Element Capital, Maven, PointState và TSE Capital Management. Cũng các giám đốc hãng thăm dò nói trên đã cho biết rằng ít nhất có thêm 3 quỹ phòng hộ – North Asset Management, SPX Capital và Vigilant – đã cố để có được các thông tin liên quan đến thời điểm thực hiện của các cuộc thăm dò sẽ được công bố trên truyền thông. Thật là khó mà xác định rõ quỹ nào (nếu có) đã mua các cuộc thăm dò. Tất cả các quỹ kể trên từ chối bình luận hay thậm chí là chẳng thèm gửi thư trả lời về việc có bình luận hay không.

Dawn Hands – Giám đốc điều hành của hãng thăm dò BMG – cho biết rằng hãng của bà “không bình luận đối với các chi tiết về bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện kín, cũng như sẽ không nêu tên bất kỳ khách hàng tư nhân nào của hãng”. Gregor Jackson – Giám đốc nghiên cứu của ICM – xác nhận rằng Công ty có những khách hàng tư nhân liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý Scotland và cả cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU (Brexit), tuy nhiên, ông cũng từ chối bình luận thêm. Một phát ngôn viên của ComRes cũng từ chối bình luận.

Tận dụng làn sóng biến động chính trị làm dịch chuyển thị trường xuất phát từ sự bất mãn của vô vàn cử tri trên khắp thế giới, một vài hãng thăm dò liên quan đến sự kiện Brexit đã cố tái lập những thành công của họ ở ngoài biên giới U.K. Chẳng hạn như Survation đã được thuê bởi các hãng dịch vụ tài chính, trong cuộc bầu cử của nước Ý vào tháng 3, khi hai nhà dân tuý thuộc các đảng mang quan điểm hoài nghi châu Âu chiến thắng, một nguồn thạo tin cho biết. Và riêng với U.K., các cuộc bỏ phiếu như vậy vẫn có thể tiếp tục diễn ra, với việc Geogre Soros, cùng những người khác, đang thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý mới của châu Âu.

Thậm chí nếu điều đó không xảy ra, Chính phủ của Thủ tướng May vẫn đang chia rẽ đối với vấn đề Brexit, điều này nhen nhóm những nghi ngại về viễn cảnh của một cuộc bầu cử chớp nhoáng mới.

Một nhân viên làm việc tại hãng thăm dò, người đã kiếm được phần lợi từ cuộc trưng cầu dân ý EU cho biết, “đó sẽ là thứ mang trong mình khả năng làm rung chuyển thị trường”, thêm lần nữa, bởi vì cuộc bầu cử chớp nhoáng sẽ như một sự xác nhận cho việc bắt đầu tiến trình Brexit.

Hỏi thêm về các dự đoán, anh ta tỏ vẻ ngần ngại trả lời. Anh này chỉ cho biết thêm rằng sẽ giữ riêng những quan điểm đó cho đến khi lại nghe tiếng chuông điện thoại của các quỹ phòng hộ, thêm lần nữa.

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 1): Lời nhượng bộ 

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 2): Cái giá của thông tin

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 3): Tiếng chuông điện thoại

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 4): Những chướng ngại

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 5): Từ chương trình tài năng đến chính trị

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 6): Đó là chuyện thường!

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 7): "Bầy heo đói"

Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 8): Niềm tin sai lệch 

Vĩnh Thịnh (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 8): Niềm tin sai lệch (14/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 7): “Bầy heo đói” (13/02/2019)

>   Hốt Bạc từ Brexit (Kỳ 6): Đó là chuyện thường! (12/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 5): Từ chương trình tài năng đến chính trị (11/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 4): Những chướng ngại (09/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 3): Tiếng chuông điện thoại (08/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 2): Cái giá của thông tin (07/02/2019)

>   Hốt bạc từ Brexit (Kỳ 1): Lời nhượng bộ (06/02/2019)

>   Phong thủy, Tử vi và Chứng khoán – CLSA Hong Kong dự báo thị trường năm Kỷ Hợi 2019 (09/02/2019)

>   Góc nhìn nhà đầu tư về chứng khoán năm 2019 (06/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật