Thứ Ba, 19/02/2019 15:14

Rớt giá mạnh, đồng Rupee đánh mất vị trí đầu bảng về hiệu suất

Đồng Rupee Ấn Độ đã lao dốc từ đồng tiền châu Á có hiệu suất tốt nhất trong quý 4/2018 thành tệ nhất trong đầu năm 2019 khi giá dầu thô tăng, kèm theo những căng thẳng đang bao trùm lên Kashmir làm ảnh hưởng nặng đến tâm lý thị trường.

Đồng Rupee đã rớt tới 2.4% kể từ cuối tháng 12/2018, trong khi những đồng tiền khác trong khu vực lại tăng lên nhờ sự ảnh hưởng tích cực từ cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng Rupee đã về mức 71.515 Rupee/USD vào ngày thứ Hai (18/02), từ mức mạnh 69.23 Rupee/USD vào đầu tháng 1/2019, và giao dịch ở mức 71.4450 Rupee/USD vào lúc 15h15 (18/02) ở Mumbai. Chỉ số chứng khoán S&P BSE Sensex ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.

“Nguy cơ mà Ấn Độ phải đối măt, để giữ ổn định tỷ giá Rupee/USD mua vào, là giá dầu tăng cao, theo sau đó là những căng thẳng quanh Kashmir và tình hình chính trị bất ổn”, Ashish Vaidya, Trưởng bộ phận giao dịch ngoại hối của Ngân hàng DBS ở Mumbai, cho biết. “Trong trường hợp những yếu tố tiêu cực vẫn tiếp tục duy trì và tình hình tại Kashmir trở nên xấu hơn thì đồng Rupee sẽ sớm chạm mức 73 Rupee/USD”.

Thiệt hại về tài sản ở Ấn Độ tăng mạnh hơn vào ngày thứ Năm (14/02) khi một tên khủng bố tự sát đã đâm xe hơi chở bom vào một chiếc xe buýt nhằm đe dọa lực lượng an ninh – đây là cuộc tấn công “đẫm máu” nhất ở Kashmir trong vòng 10 năm qua. Jaish-e-Mohammad, nhóm khủng bố có trụ sở tại Pakistan, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này. Bộ Ngoại giao Pakistan phủ nhận có liên quan và nói rằng Bộ luôn lên án những hành vi bạo lực.

Giá dầu thô đã tăng hơn 20% trong năm nay khi Ả-rập Saudi và Nga cam kết cắt giảm thêm sản lượng, đồng thời, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran sẽ làm gia tăng việc thắt chặt nguồn cung.

Trân Võ (Theo Bloomberg)

Fili

Các tin tức khác

>   Chính phủ Anh sẽ có kết luận bất ngờ về thiết bị 5G Huawei? (19/02/2019)

>   Ấn Độ áp thuế nhập khẩu tới 200% đối với hàng hóa của Pakistan (17/02/2019)

>   Vàng thế giới tăng nhẹ tuần qua lên đỉnh 2 tuần (16/02/2019)

>   Dầu vọt hơn 5% tuần qua (16/02/2019)

>   Dầu tăng liền 3 phiên khi nhà đầu tư cân nhắc kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung (15/02/2019)

>   Vàng thế giới suy yếu nhờ hy vọng về thương mại Mỹ - Trung (15/02/2019)

>   Singapore tiết lộ thu lợi nhuận lớn nhờ hội nghị Trump - Kim (14/02/2019)

>   Dầu Brent vọt gần 2% lên cao nhất trong gần 3 tháng (14/02/2019)

>   Vàng thế giới tăng 2 phiên liên tiếp (14/02/2019)

>   Dầu đảo chiều, tăng lên cao nhất trong gần 1 tuần (13/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật