Thứ Ba, 26/02/2019 15:15

Nhịp đập Thị trường 26/02: Lực cầu mạnh vào cuối phiên

Áp lực bán gia tăng vào phiên chiều đã khiến VN-Index có lúc giảm gần 15 điểm. Nhưng lực cầu mạnh vào cuối phiên đã giúp chỉ số thu hẹp đà giảm một cách đáng kể.

Kết phiên, VN-Index đạt mức 987.06 điểm, giảm 0.74%. HNX-Index dừng tại mức 107.66 điểm, tương đương mức tăng 0.05%.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 284 mã tăng và 327 mã giảm.

Hầu hết các cổ phiếu Bluechip đều gặp áp lực chốt lời và chìm trong sắc đỏ. Đặc biệt là VNM giảm sâu 3.63% là và cổ phiếu tác động tiêu cực lên VN-Index. Ngoài ra, các Large Cap đầu ngành khác như VCB, VIC, GAS cũng giảm điểm và lan tỏa tín hiệu tiêu cực ra các cổ phiếu khác trong ngành.

Ở chiều tăng điểm, VRE tăng đến 1.8% và là trụ chính của thị trường phiên hôm nay.

Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều chìm trong sắc đỏ. Khi toàn ngành chỉ xuất hiện 2 mã tăng điểm là CTGKLB. Tuy vậy, cũng không có cổ phiếu nào phản ứng quá tiêu cực khi mức giảm chỉ dao động với biên độ nhỏ.

Chế biến thủy sản là ngành tăng điểm mạnh nhất thị trường với mức tăng là 1.73%. Trong khi đó, sản xuất máy móc, thiết bị là ngành giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm là -3.02%.

Khối ngoại mua ròng 160 tỷ trên sàn HOSE và bán ròng 574 tỷ trên sàn HNX. Lực mua tập trung ở các mã GEXHPG trên sàn HOSE. VGC là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Tụt áp đột ngột

Đầu phiên chiều, áp lực bán gia tăng làm VN-Index điều chỉnh đáng kể. Việc không xuất hiện trụ đỡ nào đã khiến chỉ số giảm sâu về ngưỡng 980 điểm.

Tính đến 14h, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán khi có 251 mã tăng và 323 mã giảm.

Hầu hết các Bluechip đều chìm trong sắc đỏ. Đặc biệt là các ông lớn đầu ngành như VHM, VIC, VNM đồng loạt giảm hơn 1.5% khiến thị trường thiếu vắng trụ đỡ. Dù vậy, dòng tiền bắt đáy vẫn hoạt động sôi động khi giá trị giao dịch trên sàn HOSE đã vượt 3,500 tỷ đồng.

Các cổ phiếu dẫn đầu trong ngành bán lẻ như PNJMWG cũng điều chỉnh giảm trên 1%.

Nhóm ngành đi ngược thị trường trong phiên hôm nay là thủy sản với các cổ phiếu VHC, MPC, HVG đều giữ được sắc xanh tích cực. Trong đó, HVG tăng mạnh 5.63%.

Chế biến thủy sản đang là ngành tăng điểm mạnh nhất thị trường với mức tăng là 1.36%. Trong khi đó, thực phẩm - đồ uống là ngành giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm là -3.11%.

Phiên sáng: Giằng co quanh mốc 990 điểm

Sau khi giảm sâu vào giữa phiên sáng, lực cầu tích cực xuất hiện giúp VN-Index lấy lại mốc 990 điểm và giằng co đi ngang quanh mốc này. Thanh khoản phiên hôm nay tiếp tục ở mức cao và kết thúc phiên sáng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đạt hơn 3,500 tỷ đồng.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 990.22 điểm, giảm 0.42%. HNX-Index dừng tại mức 107.59 điểm, tương đương mức giảm 0.02%.

Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên bán với 247 mã tăng và 267 mã giảm điểm.

Phiên sáng nay phần lớn các Large Cap đều chìm trong sắc đỏ. Đà giảm điểm của cổ phiếu đầu ngành như VNM, GAS, MSN, VIC đã tác động tiêu cực lên VN-Index. Sắc xanh chỉ xuất hiện ở một số mã như NVL, DHG, GEX nhưng đóng góp của nhóm này là không đáng kể.

Hai cổ phiếu ngành hàng không là VJCHVN đều đang sụt giảm nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu.

Chăm sóc sức khỏe đang là nhóm tăng điểm mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.42%. Trong khi thực phẩm đồ uống là nhóm giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 1.4%

Khối ngoại mua ròng 125 tỷ trên sàn HOSE và bán ròng hơn 594 tỷ trên sàn HNX. Lực mua tập trung ở các mã HPG và GEX trên sàn HOSE. VGC đang là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: VN-Index mất mốc 990 điểm

Giữa phiên sáng, áp lực bán mạnh xuất hiện ở nhiều mã Large Cap khiến chỉ số VN-Index giảm sâu dưới mốc tham chiếu.

Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên bán khi có 213 mã tăng và 243 mã giảm.

Mã NVL giữ vai trò trụ chính cho thị trường khi tăng trên 1%. Ở chiều ngược lại, đa số các Bluechip như VNM, GAS, MSN đều giảm sâu hơn 1% và là các nhân tố chính gây ảnh hưởng tiêu cực cho chỉ số VN-Index.

Nhóm ngân hàng diễn biến khá tiêu cực khi hầu hết các cổ phiếu đều chìm trong sắc đỏ, chỉ có hai mã KLB và NVB tăng điểm.

Dù vậy, vẫn có một số cổ phiếu đi ngược thị trường. Các cổ phiếu ngành thép vẫn đang cho thấy sự lạc quan khi HSG và HPG đều giữ được sắc xanh, đặc biệt là HSG tăng mạnh 3.3%. Một số đại diện khác tăng tốt trong phiên sáng nay có thể kể đến DHC, VEA, VCS, PC1 đều bứt phá trên 3%.

Chăm sóc sức khỏe đang là nhóm tăng điểm mạnh nhất thị trường với mức tăng là 0.87%. Trong khi thực phẩm – đồ uống là nhóm giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm là 2.05%.

Mở cửa: Giảm điểm nhẹ

Sau khi tăng điểm 6 phiên liên tiếp, VN-Index đã xuất hiện tâm lý chốt lời khi mở cửa giảm điểm nhẹ.  

Tính đến 9h30, độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên mua khi có 179 mã tăng và 150 mã giảm.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều đang premium, lần lượt ở mức 1.22% và 0.85%. Vì vậy, dự kiến trong phiên hôm nay, VN-Index sẽ nhận được những tác động tích cực từ 2 quỹ này.

Sự phân hóa đang diễn ra ở các cổ phiếu Large Cap. VHM hồi phục nhẹ sau hai phiên giảm điểm, DHG tiếp tục cho thấy tín hiệu tích cực khi đang tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp. Ở chiều giảm điểm, GAS đang là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên thị trường khi giảm xấp xỉ 1%.

Hầu hết các Large Cap của nhóm dầu khí đang khởi đầu khá tiêu cực khi GAS, PVS, PVD đều gặp áp lực bán và chìm trong sắc đỏ.

Ngành chăm sóc sức khỏe là nhóm ngành tăng mạnh nhất tới thị trường với mức tăng 2.32%. Trong khi tiện ích đang là nhóm giảm điểm mạnh nhất thị trường ở mức 1%.

Nguyên Hoàng

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 26/02: Tích lũy bên dưới mốc 1,000 điểm? (25/02/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 26/02: Basis thu hẹp rõ rệt (25/02/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 25/02: Hụt hơi mốc 1,000 điểm (25/02/2019)

>   Vietstock Weekly 25/02-01/03/2019: Sẽ có điều chỉnh? (24/02/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 25/02-01/03/2019: Giá trị giao dịch tăng mạnh (24/02/2019)

>   Chứng khoán Tuần 18-22/02: Bứt phá ấn tượng (22/02/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 22/02: Áp lực bán cuối phiên (22/02/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 22/02: Bật tăng phiên trong ATC (21/02/2019)

>   Vietstock Daily 22/02: Tránh đua lệnh trong ngắn hạn (21/02/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 21/02: Khối ngoại đang dẫn chúng ta đi (21/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật