Chủ Nhật, 24/02/2019 13:00

Góc nhìn tuần 25/02-01/03: Hạn chế mua đuổi

Theo dự báo của SHS, trong tuần giao dịch tiếp theo (25/02-01/03), VN-Index có thể sẽ xảy ra nhịp điều chỉnh ngắn hạn nếu như chỉ số không thể vượt nổi ngưỡng kháng cự 990 điểm tương ứng với cạnh trên của gap down trong tháng 10/2018.

Hạn chế mua đuổi

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Tâm lý thị trường vẫn duy trì được sự tích cực với việc có một số thông tin vĩ mô hỗ trợ cho thị trường chung, tiêu biểu có thể kể đến như việc Mỹ-Trung đang sắp đạt được một thỏa thuận về đình chiến thương mại.

Tâm lý tích cực này đã giúp hỗ trợ cho đà tăng của thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy là dòng tiền trong tuần qua không có sự lan tỏa tốt mà chủ yếu chỉ tập trung vào một số cổ phiếu trụ cột. Diễn biến này khiến cho đà tăng trở nên rủi ro hơn và có lẽ sẽ cần một sự điều chỉnh sắp tới nhằm hạ nhiệt thị trường. Sự thận trọng trong tâm lý nhà đầu tư còn được thể hiện qua việc các hợp đồng tương lai VN30 đều đang thấp hơn VN30 từ 10-14 điểm.

Trên góc độ kỹ thuật, kháng cự gần nhất của VN-Index hiện tại 990 điểm (cạnh trên của gap down tháng 10/2018) và tiếp theo là ngưỡng 1,005 điểm (trendline kẻ 2 đỉnh tháng 7 và tháng 10/2018). Dư địa tăng của thị trường hiện không còn nhiều nên hoạt động mua đuổi nên được tiết chế.

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (25/02-01/03), VN-Index có thể sẽ xảy ra nhịp điều chỉnh ngắn hạn nếu như chỉ số không thể vượt nổi ngưỡng kháng cự 990 điểm tương ứng với cạnh trên của gap down trong tháng 10/2018. Nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi trong các phiên tăng và có thể tận dụng đà tăng để giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Nên canh mua trong các phiên điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn hơn.

Thận trọng quan sát

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Chỉ số VN-Index trong phiên sáng tăng điểm do lực mua tập trung lớn ở nhóm blue-chips như VCB, GAS, VREHPG. Trong phiên chiều, đà tăng giảm, bởi lực bán lớn gia tăng, tập trung ở các mã VHM, VICMSN. Khối ngoại mua ròng và thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước.

Theo quan điểm của BSI, tâm lý thị trường vẫn tiếp tục lạc quan, thị trường tăng điểm nhẹ, tiếp tục phân hóa khi số lượng mã tăng ít hơn số lượng mã giảm. Nhà đầu tư nên thận trọng quan sát, tranh thủ những phiên tăng giá để giảm dần tỷ trọng hoặc cơ cấu lại danh mục khi xu hướng tăng trưởng trong thời gian vừa qua là khá nóng, cùng với những thông tin chưa rõ ràng từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp diễn ra đang khiến rủi ro thị trường tăng nhanh. 

Vùng kháng cự gần 990-1,000

CTCK Asean (Asean Securities): Phiên giao dịch thứ Sáu (22/02), chỉ số VN-Index tiếp tục tăng hơn 1 điểm, ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Trong đó, VNM, VCB, GAS, TCB, VRE, CTG, HPG, BVH, VJCMBB là những mã vốn hóa lớn tăng giá, bù đắp cho sự suy yếu của VIC, VHM, SAB, BID, MSN, VPBPOW.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1.34 điểm (+0.14%), đóng cửa ở mức 988.91. Thanh khoản HOSE ở mức gần 220 triệu cổ phiếu, giá trị gần 5,000 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (145 mã tăng/150 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng gần 60 tỷ đồng trên HOSE.

Về kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện cây nến xanh thứ 5, là khá tích cực. Do đó, Asean Securities cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 990-1,000, đây được xem là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 970-980, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 950-960.

Rủi ro điều chỉnh giảm có dấu hiệu tăng

CTCK Bảo Việt (BVS): Trong tuần tới, VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục có biến động theo hướng tích cực với vùng kháng cự nằm tại 990-1,000 điểm. Diễn biến thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn chịu sự chi phối bởi biến động của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn, kèm theo đó là sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Các nhóm cổ phiếu được sự hỗ trợ của dòng tiền ngoại sẽ tiếp tục tạo được sức hút với thị trường.

Bên cạnh đó, dòng tiền dự kiến sẽ vẫn tìm đến các cổ phiếu chưa tăng nhiều hoặc đang điều chỉnh tích lũy thuộc các nhóm ngành như dầu khí, ngân hàng, vật liệu xây dựng, bất động sản… để tìm kiếm lợi nhuận. Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn được đánh giá tích cực.

Tuy nhiên, BVS không khuyến nghị mở thêm các vị thế mua mới từ vùng trên 991 điểm, bởi rủi ro điều chỉnh giảm của thị trường kể từ vùng kháng cự trên đang có dấu hiệu gia tăng. Mặt khác, nhà đầu tư có thể canh các nhịp tăng điểm của thị trường trong những tuần tới để bán giảm tỷ trọng đối với các tài khoản đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao. Tỷ trọng tổng danh mục nên được khống chế tối đa ở mức 45-55% cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   “Vấn đề nới room chiếm 80% bức xúc của nhà đầu tư ngoại” (22/02/2019)

>   Góc nhìn 22/02: Chờ đợi nhịp điều chỉnh rõ nét? (21/02/2019)

>   Góc nhìn 21/02: Tiếp tục rung lắc mạnh? (20/02/2019)

>   VCSC: Quá trình tái cấu trúc tại Sabeco đang diễn ra tích cực (20/02/2019)

>   Góc nhìn 20/02: Rung lắc trong xu hướng tăng? (19/02/2019)

>   BVS: 1.2 tỷ USD và hơn thế nữa có thể chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam (19/02/2019)

>   Góc nhìn 19/02: Tâm lý thị trường khá tích cực? (18/02/2019)

>   BSC: POW vào FTSE ETF, BVH bị loại khỏi VNM ETF? (18/02/2019)

>   Cổ phiếu MBB, PNJ và TDM có gì đáng chú ý? (18/02/2019)

>   Góc nhìn tuần 18-22/02: Rung lắc đầu tuần (17/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật