Thứ Tư, 13/02/2019 18:26

Góc nhìn 14/02: Không nên mua đuổi

Các công ty chứng khoán (CTCK) dù thể hiện sự lạc quan nhưng ít nhiều vẫn cho thấy tâm lý cẩn trọng. SHS cho rằng nhà đầu tư không nên mua đuổi, KBSV khuyến nghị rằng nên chờ đợi các phiên điều chỉnh rõ nét trước khi mua trở lại.

Chờ đợi phiên điều chỉnh rõ nét

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Theo KBSV, thị trường tiếp tục có phiên 13/02 tăng điểm khá tích cực với số mã tăng chiếm đa số, bất chấp áp lực chốt lời ngắn hạn. Xu hướng thị trường vẫn đang cho thấy tín hiệu khả quan khi ngày càng có thêm nhiều mã cổ phiếu mang tính dẫn dắt bứt phá thành công và vượt lên trên kênh xu hướng giảm trung hạn trong năm 2018.

Mặc dù vậy, KBSV cho rằng, việc thanh khoản tăng mạnh cũng cho thấy áp lực cung giá cao đang tiềm ẩn khá lớn. Điều này sẽ khiến làn sóng phân hoá sớm phát triển mạnh trở lại và rủi ro điều chỉnh ngắn hạn cũng đang dần tăng lên. Theo đó, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư rằng sau khi đã bán giảm danh mục ngắn hạn nên hạn chế trading, chờ đợi các phiên điều chỉnh rõ nét trước khi mua trở lại.

Không nên mua đuổi

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Theo SHS, đà tăng của thị trường được nối dài trong phiên 13/02 với thanh khoản tốt. Tâm lý tích cực của nhà đầu tư được duy trì mặc dù đã có thời điểm VN-Index giảm nhẹ xuống sắc đỏ. Lực cầu ngay lập tức mạnh lên hấp thụ tốt cung ra khi có điều chỉnh. Thị trường vẫn đang trong đà đi lên và những rung lắc trong phiên 13/02 vẫn là rất yếu, chưa đủ sức để khiến chỉ số có nhịp điều chỉnh thực sự.

Tuy nhiên, sau phiên tăng 13/02 thì chỉ báo RSI của VN-Index đã vào vùng quá mua lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018 đến nay nên những nhịp rung lắc và điều chỉnh dự kiến sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn trong hai phiên cuối tuần 14 - 15/02, kháng cự mạnh thật sự của VN-Index vẫn là 955 điểm (MA200).

SHS dự báo, trong phiên giao dịch 14/02, những rung lắc sẽ dần xuất hiện và VN-Index có thể sẽ chỉ giằng co trong khoảng giá 940 - 950 điểm. Nhà đầu tư đã mua vào khi VN-Index vượt 920 điểm trong phiên đầu tuần 11-12/02 không nên mua đuổi và có thể tận dụng những nhịp tăng điểm trong phiên 14/02 để bán chốt lời dần số cổ phiếu đã mua trước đó do dư địa tăng của thị trường không còn nhiều, target của nhịp tăng này là 955 điểm (MA200).

Thị trường sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn

CTCK Bảo Việt (BVS): Theo dự báo của BVS, thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên điều chỉnh giảm mang tính kỹ thuật trong một vài phiên kể từ phiên 14/02, trước khi tiếp tục hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 950 - 960 điểm.

BVS cho rằng, diễn biến của thị trường sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn theo từng dòng cổ phiếu. Các cổ phiếu ngân hàng và một vài cổ phiếu vốn hóa lớn dự kiến sẽ tăng chậm lại hoặc bước vào nhịp điều chỉnh tích lũy để giữ nhịp cho thị trường. Dòng tiền dự báo sẽ tiếp tục luân phiên dịch chuyển vào các nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều hoặc đang điều chỉnh tích lũy để tìm kiếm lợi nhuận.

Các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường vẫn được xem là cơ hội cho các hoạt động mua trading nâng tỷ trọng đối với các vị thế ngắn hạn. Qua đó, BVS khuyến nghị tỷ trọng tổng danh mục giai đoạn này có thể nâng lên mức tối đa 60% - 70% là cổ phiếu.

Tích cực về kỹ thuật

CTCK Asean (Aseansc): Phiên giao dịch 13/02, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng gần 8 điểm, ghi nhận phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu dầu khí và thép. Cụ thể, ở nhóm cổ phiếu thép, HPG tăng 4.75% và HSG đóng cửa ở mức giá trần. Ở nhóm cổ phiếu dầu khí, GAS tăng 2.2%, PVD tăng 4.6% và PLX tăng 2.51%.

Kết thúc phiên giao dịch 13/02, chỉ số VN-Index tăng 7.71 điểm (tương ứng tăng 0.82%), đóng cửa ở mức 945.25 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 210 triệu cổ phiếu, giá trị gần 5,000 tỷ đồng. Theo quan sát của Aseansc, độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (194 mã tăng/100 mã giảm). Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 244 tỷ đồng trên HOSE.

Về kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài, và phá vỡ ngưỡng kháng cự 943.5 điểm, tương ứng MA(150), là khá tích cực. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 950 – 960 điểm, bao gồm MA(200), đây được xem là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 930 - 940 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 910 - 920 điểm. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 30% cash/70% stocks.

Vĩnh Thịnh

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 13/02: Tiếp tục tăng điểm? (12/02/2019)

>   Chọn cổ phiếu nào cho năm Hợi? (11/02/2019)

>   Góc nhìn tuần 11-15/02: Tâm lý cải thiện, thị trường tăng điểm vào đầu năm? (10/02/2019)

>   Góc nhìn 01/02: Giằng co khó chịu (31/01/2019)

>   [Infographic] Các chuyên gia nói gì về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019? (09/02/2019)

>   Tổng Giám đốc Mirae Asset: Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến lý tưởng của dòng vốn Hàn Quốc (11/02/2019)

>   Góc nhìn 31/01: Cẩn tắc vô ưu (30/01/2019)

>   Góc nhìn 30/01: Tận dụng nhịp tăng để cơ cấu lại danh mục (29/01/2019)

>   Chọn cổ phiếu nào cho tuần cuối năm Mậu Tuất? (28/01/2019)

>   Góc nhìn tuần (28/01 – 01/02): Tiếp tục giằng co (27/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật