Thứ Năm, 28/02/2019 10:21

Kỳ 2

GMD - Coi chừng “mua hớ”

Dù là một cổ phiếu đầy tiềm năng nhưng vẫn còn một số yếu tố cần phải cân nhắc thận trọng trước khi đầu tư vào GMD.

Kỳ 1 - Vì sao phải có GMD trong tài khoản?

Ngành cảng biển có nguy cơ dư thừa công suất

Tư duy phát triển cảng biển từ trước đến nay ở các địa phương vẫn là cứ có nhu cầu vận chuyển và có tiềm năng phát triển là phải có ngay một cảng mới. Bởi thế mới phát sinh tình huống hầu như các tỉnh, thành ven biển đều đầu tư xây cảng biển. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam hiện có 49 cảng biển được phân loại. Trong đó, 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III. Điều này làm gia tăng cạnh tranh nội bộ không cần thiết và khó tạo ra được những cảng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Theo số liệu của tổ chức nghiên cứu hàng hải hàng đầu thế giới Alphaliner, miền Nam đang có 11 bến cảng container ở TPHCM và 8 bến cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Alphaliner cho rằng tình trạng vừa thừa công suất khai thác vừa phát triển manh mún đang diễn ra. Việc quy hoạch phát triển cảng biển ở miền Bắc cũng đang đi vào tình trạng tương tự với 14 bến cảng ở Hải Phòng và 2 bến cảng ở Quảng Ninh.

Các đối thủ cạnh tranh của GMD trong khu vực miền Bắc (chủ yếu nằm ở Hải Phòng và Quảng Ninh) gồm: Cảng Lạch Huyện, Cảng Viconship, Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân… Ở miền Nam, GMD cũng phải chịu áp lực lớn từ Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước, Cảng Cái Mép - TCCT, Cảng quốc tế Cái Mép - CMIT, Cảng Tân Cảng - Cái Mép - TCIT… Điều này sẽ khiến cho lợi nhuận của từng cảng có nguy cơ sụt giảm trong tương lai do cạnh tranh tiêu cực giữa các cảng với nhau. Đây có thể coi là một trong những lo ngại lớn nhất của giới đầu tư về GMD trong những năm tới.

 

Cảng Tân Cảng - Cái Mép. Nguồn: TCIT

Định giá cổ phiếu không hấp dẫn tới mức phải nóng vội mua ngay

Do GMD đang sở hữu vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực logistics, cảng biển ở Việt Nam nên không có so sánh tương đương từ các cổ phiếu đang giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM. Việc sử dụng các cổ phiếu nội địa làm mẫu so sánh ngang để định giá GMD sẽ không được hợp lý và toàn diện.

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới có mức vốn hóa thị trường bằng hoặc lớn hơn GMD để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu GMD. Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á.

Nguồn: Bloomberg, Investing.com và TradingView

Mức P/B và EV/EBITDA trung bình của nhóm cổ phiếu cùng ngành là 9.05 và 1.84. Với kết quả này thì giá hợp lý của doanh nghiệp là 34,254.

Vì giá thị trường hiện nay của GMD chỉ thấp hơn mức định giá bên trên khoảng 20% nên nhà đầu tư chưa cần nóng vội mua ngay.

Nhà đầu tư cần thận trọng khi lướt sóng

Điều đầu tiên có thể nhận thấy là GMD hình thành một xu hướng tăng trưởng rất ổn định trong suốt nhiều năm qua. Đây chính là điển hình cho loại cổ phiếu “chậm mà chắc”. Tính chất này có thể coi là ưu điểm trong dài hạn nhưng xét dưới góc độ lướt sóng thì sẽ khó mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.

Do GMD đã niêm yết và giao dịch khá lâu (trên 15 năm) nên việc phân tích chu kỳ khá hiệu quả). GMD có tồn tại một chu kỳ kéo dài khoảng 36-42 tháng. Những lần tại đáy quan trọng có thể kể đến là vào tháng 06/2005, tháng 02/2009, tháng 05/2015. Dự kiến lần tạo đáy tiếp theo sẽ rơi vào năm 2019.

Nguồn: VietstockUpdater

Hiện tại, đáy cũ tháng 07/2018 (tương đương vùng 22,000-25,000) có khối lượng tích lũy rất lớn. Đây sẽ là hỗ trợ mạnh cho giá trong thời gian tới.

Theo lý thuyết sóng Elliott thì giá đang dịch chuyển theo mô hình sóng tam giác với cấu trúc sóng chuẩn A-B-C. Về mặt thời gian thì sóng C có thể kéo dài đến cuối quý 3/2019 mới có thể kết thúc. Giá sẽ không có sụt giảm sâu bất ngờ (thrust down) nhưng dự kiến sẽ giằng co khá khó chịu và có thể gây thua lỗ nhẹ cho các nhà đầu tư lướt sóng.

Đường trendline dài hạn cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Đường này đã hình thành từ năm 2013, chưa bao giờ bị phá vỡ và liên tục được test trong những năm qua nên có độ tin cậy rất cao. Điểm đáng chú ý là trendline hiện đang hội tụ với đáy cũ tháng 07/2018 nên tạo ra sự cộng hưởng rất lớn.

Vì vậy, việc mua vào khi giá về vùng 23,000-26,000 được giới phân tích cơ bản cũng như kỹ thuật ủng hộ. Việc mạo hiểm đua lệnh mua ở các mức giá cao hơn là không cần thiết.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhờ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, giới đầu tư ngày càng chú ý tới chứng khoán Việt (27/02/2019)

>   Kế toán trưởng TBD và cổ đông lớn TST bị phạt tổng số tiền 40 triệu đồng (27/02/2019)

>   Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC bị phạt 85 triệu đồng (27/02/2019)

>   Thao túng cổ phiếu SIC, một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng (27/02/2019)

>   27/02: Đọc gì trước giờ giao dịch? (27/02/2019)

>   Góc nhìn 27/02: Làm gì khi thị trường có nhịp điều chỉnh? (26/02/2019)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/02 (27/02/2019)

>   KBSV ra mắt sản phẩm tiết kiệm bằng cổ phiếu (26/02/2019)

>   GAS - Giờ G đã đến (27/02/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 26/02: Lực cầu mạnh vào cuối phiên (26/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật