Thứ Sáu, 22/02/2019 06:55

Dow Jones giảm hơn 100 điểm, Nasdaq Composite đứt mạch 8 phiên tăng liền

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm vào ngày thứ Năm (21/02) sau dữ liệu kinh tế ảm đạm tại Mỹ và trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones rớt 103.81 điểm xuống 25,850.63 điểm khi cổ phiếu Walgreens Boots Alliance lao dốc. Chỉ số S&P 500 lùi 0.35% xuống 2,774.88 điểm, dẫn đầu là đà sụt giảm của các lĩnh vực năng lượng và y tế. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.4% còn 7,459.71 điểm.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trong tháng 12/2018 tăng 1.2%. Bộ này cũng cho biết số đơn đặt hàng hàng hóa cốt lõi giảm 0.7%, trái ngược hoàn toàn so với dự báo tăng 0.2% từ một cuộc thăm dò của Reuters.

Chỉ số kinh doanh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực Philadelphia đã sụt từ 17 xuống mức -4.1 trong tháng 2/2019 – mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016.

“Dữ liệu cơ bản, khi trở nên tồi tệ hơn, sẽ bắt đầu tác động tiêu cực đến giá tài sản một lần nữa trong vài quý tới”, Hugo Rogers, Giám đốc chiến lược đầu tư tại Deltec International Group, nhận định.

IHS Markit cũng cho biết chỉ số quản lý mua hàng sản xuất tại Mỹ giảm từ 54.9 xuống 53.7 trong tháng 2, mức thấp nhất trong 17 tháng. IHS Markit cho biết trong báo cáo rằng những người phản hồi cuộc thăm dò cho rằng đó là do “nhu cầu khách hàng suy giảm, một phần liên quan đến sự không chắc chắn về các chuỗi cung cứng sản xuất và lo ngại về triển vọng thương mại toàn cầu”.

Trong khi đó, chỉ số kinh tế hàng đầu của Conference Board giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 1/2019, đánh dấu đà sụt giảm liên tiếp 2 tháng đầu tiên của chỉ số này kể từ đầu năm 2016.

Dữ liệu được đưa ra một ngày sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 1/2019. Biên bản họp đã nhấn mạnh những rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ, bao gồm “sự sụt giảm nhanh chóng của kích thích chính sách tài khóa, hoặc sự thắt chặt hơn nữa các điều kiện thị trường tài chính”.

Tuy nhiên, Fed cũng gợi ý có thể kết thúc quá trình bình thường hóa bảng cân đối kế toán nhanh hơn dự kiến. Điều này sẽ tích cực đối với các nhà đầu tư chứng khoán, khi nhiều người cho rằng việc cắt giảm bảng cân đối kế toán là một hình thức của thắt chặt chính sách tiền tệ.

Chứng khoán Mỹ đã tăng nhẹ hôm thứ Tư (20/02), góp phần vào đà leo dốc gần đây của chứng khoán. S&P 500 đã vọt hơn 10% trong năm nay khi Fed gợi ý sẽ kiên nhẫn trong việc nâng lãi suất tương lai và trong bối cảnh nhận thấy sự tiến triển của đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã nhóm họp lần nữa ở Washington vào ngày thứ Năm (21/02). Báo cáo vào sáng ngày thứ Năm cho biết Washington và Bắc Kinh đã bắt đầu soạn thảo các bản ghi nhớ về thương mại.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Chứng khoán toàn cầu hồi phục hơn 9 ngàn tỷ USD, đà tăng dần đuối sức? (21/02/2019)

>   Nasdaq Composite leo dốc 8 phiên liên tiếp sau biên bản họp của Fed (21/02/2019)

>   Chưa đầy 2 tháng, vốn hóa chứng khoán Trung Quốc tăng gần 900 tỷ USD (20/02/2019)

>   Chứng khoán toàn cầu sẽ “thê thảm” nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế Trung Quốc? (20/02/2019)

>   Chứng khoán toàn cầu sẽ “thê thảm” nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế Trung Quốc? (20/02/2019)

>   Boeing 777X sẽ được hưởng lợi từ việc “khai tử” Airbus A380? (21/02/2019)

>   Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trước khả năng lùi hạn chót nâng thuế (20/02/2019)

>   Lạc quan thương mại đưa chứng khoán thế giới lên đỉnh 2 tháng (19/02/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc bứt phá sau khi đón tin vui về đàm phán thương mại (18/02/2019)

>   Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào Trung Quốc năm 2019? (18/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật