Thứ Năm, 21/02/2019 14:35

Chứng khoán toàn cầu hồi phục hơn 9 ngàn tỷ USD, đà tăng dần đuối sức?

Khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng hơn 9 ngàn tỷ USD vốn hóa trong chưa đầy hai tháng, nhà đầu tư đang tự hỏi liệu đà tăng này có còn kéo dài hay không.

“Giá có lẽ đã tăng quá cao và quá nhanh”, Bob Doll, Chuyên gia quản lý danh mục cấp cao tại Nuveen LLC – vốn quản lý 930 USD tài sản, cho hay. “Thị trường có thể sắp vào trạng thái tích lũy hoặc suy giảm”.

Các yếu tố kỹ thuật đang cho thấy một bức tranh khá trái chiều trên khắp thế giới. Các chỉ báo kỹ thuật về momentum (đà) cho thấy tình trạng quá mua (overbought) ở châu Âu và Mỹ, còn ở các quốc gia đang phát triển thì không đáng lo ngại cho lắm. Độ sâu thị trường có vẻ mạnh ở Mỹ, mặc dù thành quả ngày càng giảm của nhóm cổ phiếu chu kỳ đang là điều đáng lo ngại.

Sau đây, Bloomberg cũng dẫn lại những chỉ báo kỹ thuật quan trọng cần xem xét:

Châu Á

Chứng khoán châu Á đã phục hồi 12% so với mức đáy được xác lập từ ngày Giáng sinh năm 2018 và đang gần ngưỡng kháng cự kỹ thuật. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng lên gần mức trung bình động 200 ngày (MA200) nhưng vẫn chưa đột phá. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đang nằm ở ngưỡng trên của phạm vi Bollinger band.

Châu Âu

Nhóm cổ phiếu châu Âu có vẻ khá khẩm hơn. Trong ngày thứ Tư (20/02), chỉ số Stoxx Europe 600 Index vượt ngưỡng MA 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018. Dù vậy, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) – chỉ báo về đà tăng của giá – đang dao động mức quá mua (overbought).

Mỹ

Đà tăng trên diện rộng ở chứng khoán Mỹ đang giữ chân những nhà đầu tư giá lên (bull), và trong quá khứ, đầy là điềm báo tốt về chứng khoán. Tại mức đóng cửa ngày thứ Sáu (15/02), hơn 90% cổ phiếu thành phần của S&P 500 dao động trên ngưỡng MA 50 ngày, mức cao nhất kể từ đầu năm 2016. Quá nhiều cổ phiếu trên đà tăng trong 2 tháng vừa qua đến nỗi đường trung bình giá xuống tích lũy của NYSE cũng đã chạm mức kỷ lục mới, mặc dù bản thân chỉ số S&P 500 vẫn còn thấp hơn mức kỷ lục trước đó.

Dù vậy, những nhà đầu tư giá xuống (bear) có thể chỉ ra một loạt các chỉ báo kỹ thuật cho thấy đà tăng có vẻ đã hơi quá trớn. Chẳng hạn, nhóm cổ phiếu chu kỳ – vốn đã “lèo lái” đà tăng trên chứng khoán Mỹ kể từ mùa Giáng sinh năm 2018 – đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu mất đà so với những cổ phiếu phòng thủ.

Thị trường mới nổi

Bất chấp việc vượt mặt đồng USD trở thành giao dịch “sôi nổi” nhất trong cuộc khảo sát các chuyên gia quản lý quỹ toàn cầu tại Bank of America Merrill Lynch, tâm lý hưng phán về nhóm cổ phiếu mới nổi đã dịu đi phần nào. Chỉ số RSI của MSCI thị trường mới nổi đã rơi xuống dưới mức quá bán xác lập hồi đầu tháng 2/2019 và chỉ số MSCI này vẫn còn nằm trong phạm vi của vùng Bollinger, cho thấy chưa có dấu hiệu suy giảm trong thời gian tới.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nasdaq Composite leo dốc 8 phiên liên tiếp sau biên bản họp của Fed (21/02/2019)

>   Chưa đầy 2 tháng, vốn hóa chứng khoán Trung Quốc tăng gần 900 tỷ USD (20/02/2019)

>   Chứng khoán toàn cầu sẽ “thê thảm” nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế Trung Quốc? (20/02/2019)

>   Chứng khoán toàn cầu sẽ “thê thảm” nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế Trung Quốc? (20/02/2019)

>   Boeing 777X sẽ được hưởng lợi từ việc “khai tử” Airbus A380? (21/02/2019)

>   Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trước khả năng lùi hạn chót nâng thuế (20/02/2019)

>   Lạc quan thương mại đưa chứng khoán thế giới lên đỉnh 2 tháng (19/02/2019)

>   Chứng khoán Trung Quốc bứt phá sau khi đón tin vui về đàm phán thương mại (18/02/2019)

>   Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào Trung Quốc năm 2019? (18/02/2019)

>   Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào Trung Quốc năm 2019? (18/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật