Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và “cuộc chiến” thị phần ngay trên sân nhà
Bức tranh toàn cảnh về thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2014 đến nay đã có sự phát triển nhanh chóng...
Hàng loạt nhà đầu tư quốc tế “tấn công” thị trường bán lẻ Việt Nam
|
Bức tranh toàn cảnh về thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2014 đến nay đã có sự phát triển nhanh chóng với sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng cũng như mật độ "phủ sóng" của các hệ thống bán lẻ. Cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều "đại gia" quốc tế, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng cho thấy chiến lược phát triển bài bản ngay trên sân nhà.
Sức hút lớn mang tên "thị trường bán lẻ Việt Nam"
Năm 2014 đánh dấu nhiều biến động trên thị trường bán lẻ Việt Nam bởi số lượng các thương vụ M&A và sự xuất hiện của những tên tuổi tầm cỡ quốc tế. 19 siêu thị Metro Cash & Carry của Metro tại Việt Nam được bán cho tập đoàn Berli Jucker (BJC - Thái Lan). Bản thân Berli Jucker trước đó cũng ghi dấu ấn với thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi Family Mart và đổi tên thành B’mart.
Không theo đuổi chiến lược M&A như BJC, tập đoàn Aeon (Nhật Bản) lại lựa chọn chiến lược tiếp cận đa chiều hơn khi trực tiếp khai trương 2 đại trung tâm mua sắm là Aeon Mall Tp.HCM và Aeon Mall Bình Dương. Tiếp đó, Aeon bắt tay với Citimart cho ra đời thương hiệu Aeon-Citimart, đồng thời đưa hàng hóa Aeon vào trong hệ thống hơn 30 siêu thị của Citimart. Lotte - "đại gia" đến từ Hàn Quốc khai trương trung tâm thương mại Lotte Centre tại Hà Nội, cùng với đó là việc đẩy nhanh tốc độ mở rộng chuỗi siêu thị Lotte mart trên khắp cả nước. Big C là thương hiệu ngoại hoạt động lâu nhất tại Việt Nam cũng ồ ạt mở rộng địa bàn hoạt động về các tỉnh, thành phố. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những "ông lớn" khác cũng đang từng bước tiến vào thị trường như chuỗi Robins của Central Group (Thái Lan), Takashimaya (Nhật Bản) hay Auchan (Pháp), Mark & Spencer (Anh)…
Có thể thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế được thể hiện qua quá trình gấp rút xây dựng hệ thống phân phối thông qua nhiều phương thức khác nhau. Các doanh nghiệp ngoại từ hoạt động đầu tư trực tiếp, mua bán - sáp nhập cho đến liên doanh, liên kết…dự báo sẽ mang đến sự sôi động cho thị trường và gia tăng sức ép cạnh tranh lên các thương hiệu nội địa.
Điểm thu hút thị trường lớn nhất đối với các thương hiệu nhà bán lẻ nội địa thời gian này là việc Vingroup tham gia vào thị trường với việc mua lại toàn bộ chuỗi Ocean Mart và đổi tên thành VinMart. Tới cuối năm 2014, siêu thị bán lẻ 79 Market của tập đoàn Alphanam cũng đã nhượng lại địa điểm kinh doanh cho Vingroup.
Cùng với hệ thống siêu thị VinMart, VinCommerce - đơn vị chủ quản của VinMart đã cho thấy sự tăng tốc mạnh mẽ với chiến lược "phủ sóng" bằng nhiều cửa hàng bán lẻ VinMart+ tại các khu vực dân cư.
Trong báo cáo của CBRE về "Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2014″ thì thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá cao vào bậc nhất khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Theo số liệu của Bộ Công thương dự báo, bán lẻ hiện đại sẽ chiếm khoảng 40% thị trường Việt Nam vào năm 2020. Vào thời điểm 2014, con số này mới dừng ở mức 20% bởi vẫn chịu ảnh hưởng to lớn từ mô hình kinh doanh truyền thống là chợ cóc, chợ vỉa hè.
Hàng loạt nhà đầu tư quốc tế “tấn công” thị trường bán lẻ Việt Nam
|
Thương hiệu bán lẻ Việt từng bước chinh phục người tiêu dùng
Vào cuối năm 2017, Diễn đàn Bán lẻ Việt Nam 2017 với chủ đề 10 năm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam và thách thức của tương lai đã được tổ chức. Thị trường bán lẻ có nhiều khởi sắc, Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước… là ý kiến chung được các chuyên gia đánh giá tại diễn đàn.
Theo thống kê, tỷ lệ bán buôn và bán lẻ Việt Nam chiếm 14% GDP, bán lẻ cũng thuộc 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. Thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng, theo Savills, doanh số bán lẻ của Việt Nam đạt 129 tỷ USD năm 2017, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái - mức rất cao so với khu vực ASEAN.
Trong giai đoạn 2018-2021, thị trường bán lẻ được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu giải trí tăng (10%/năm), cửa hàng tạp hóa hiện đại (9%/năm) và hàng may mặc (6%/năm).
Trong số các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, VinCommerce với chiến lược "phủ sóng" sau 4 năm gia nhập thị trường bán lẻ đã cho thấy những kết quả khả quan. Được đánh giá là một chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ có "tuổi đời" còn rất trẻ - 4 năm, nhưng VinMart & VinMart+ đã từng bước gây dựng lòng tin của người tiêu dùng.
Đến hết tháng 12/2018, sau sự kiện khai trương kỷ lục 117 cửa hàng VinMart+ mới chỉ trong 1 ngày 31/12, chuỗi bán lẻ thuộc Vingroup này đã sở hữu khoảng 100 siêu thị VinMart và hơn 1.700 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc.
Số lượng siêu thị, cửa hàng Vinmart và Vinmart+ tăng trưởng qua các năm
|
Để phục vụ cho hệ thống bán lẻ rộng khắp này, VinCommerce nhanh chóng đầu tư hệ thống hơn 30 phòng/trạm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc, trở thành thương hiệu bán lẻ duy nhất Việt Nam sở hữu chuỗi phòng / trạm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
Ngoài ra, Vingroup tiếp tục phát triển hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco với diện tích sản xuất lên tới 3.000 hecta. Đến nay, sau 3 năm ra mắt thị trường, thương hiệu nông sản sạch VinEco và các đơn vị hợp tác đã cung cấp hơn 3.000 tấn nông sản sạch mỗi tháng cho thị trường, phân phối độc quyền tại VinMart & VinMart+.
Những nỗ lực phát triển hướng tới sức khỏe người tiêu dùng này của VinMart & VinMart+ đã đạt được những kết quả khả quan. Theo công bố Vietnam Report, VinMart & VinMart+ vươn lên vị trí số 1 trong 10 nhà bán lẻ uy tín năm 2018, vượt qua nhiều "ông lớn" lâu năm trong ngành bán lẻ.
Có thể thấy, để tồn tại trong thị trường bán lẻ với sức cạnh tranh khốc liệt như Việt Nam thì chỉ có tiềm lực tài chính thôi là chưa đủ. Các yếu tố như kỹ năng quản trị, kinh nghiệm, tầm nhìn chiến lược dài hạn, cùng cái tâm luôn hướng tới sức khỏe người tiêu dùng Việt… đã góp phần tạo dựng nên thành công cho một thương hiệu Việt trên chính "sân nhà".
Thương hiệu bán lẻ Việt từng bước chinh phục người tiêu dùng trong nước
|
Trước hết phải kể đến chiến lược phủ sóng của các cửa hàng bán lẻ VinMart+. Xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu mua sắm và tâm lý người tiêu dùng trong nước, chuỗi VinMart+ có quy mô dưới 300m2 được phân bổ xen kẽ trong các khu dân cư đã giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Không chỉ cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày của người dân, VinMart+ còn phục vụ các mặt hàng tươi sống, rau củ quả sạch VinEco ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm chế biến sẵn VinMart Cook, hóa mỹ phẩm VinMart Home, định hình phong cách "Ăn sạch, sống xanh" của người tiêu dùng Việt.
Việc tạo ra những chính sách giảm giá, khuyến mại hợp lý để có thể khiến khách hàng vừa lòng, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu khác - cũng là một chiến lược được VinMart & VinMart+ sử dụng thường xuyên. Khách hàng thông qua việc sử dụng thẻ VinID để tích điểm mua sắm còn được hưởng thêm nhiều lợi ích khác từ các chương trình này.
Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng cũng là một chiến lược kinh doanh đang được VinCommerce triển khai tại VinMart. Các khu trưng bày sản phẩm chất lượng cao WeCare, khu trải nghiệm ẩm thực Bếp nhà mình và Food Zone, khu vui chơi giải trí Kid Zone… được bố trí hợp lý, thiết kế thân thiện để tương tác với khách hàng, giúp việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
VinMart & VinMart+ dường như đang tạo ra một phong cách và nhận thức tiêu dùng mới an toàn, thông minh trước bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn nạn trên thị trường bán lẻ. Chính điều này đã tại nên sự khác biệt nổi bật của VinMart & VinMart+ so với các thương hiệu bán lẻ khác tại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều hãng bán lẻ quốc tế với chiến lược kinh doanh bài bản đang chiếm nhiều ưu thế về thị phần, việc Vingroup quyết định tham gia vào lĩnh vực bán lẻ đã góp phần mang lại thế cân bằng cho các thương hiệu nội địa.
THANH CHÂU
VNECONOMY
|