Doanh thu chục tỉ, đóng thuế triệu đồng
Hàng triệu cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình... sẽ tiếp tục được “soi”, khi Tổng cục Thống kê thực hiện thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát (kinh tế ngầm).
Nhiều sạp kinh doanh tại chợ đầu mối ở TP.HCM có doanh thu “khủng” nhưng vẫn đóng thuế khoán. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
|
Doanh thu ngầm khổng lồ
Báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) công bố năm 2017 cho thấy, có không ít hộ kê khai vốn kinh doanh, tài sản thấp hơn nhiều so với giá trị thực để giảm bớt sự “quan tâm, để ý” của các cơ quan chức năng. Một ví dụ được nêu trong báo cáo là một hộ kinh doanh cơ khí ở Đồng Nai khai vốn kinh doanh 50 triệu đồng, đóng thuế khoán là 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, căn cứ số máy móc tại nơi sản xuất, tổng giá trị tài sản của hộ này thực tế lên tới hàng tỉ đồng..
|
Tại phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM) với những quán ốc, quán nhậu dày đặc trên đoạn đường khoảng 700 m, các bãi giữ xe tràn ra lề đường. Quan sát từ 7 - 21 giờ ngày 16.2, mỗi quán ốc có từ 30 - 40 bàn nhỏ đủ cho 4 khách/bàn. Một dĩa ốc có giá từ 60.000 - 130.000 đồng. Một bàn 4 người thông thường phải kêu 3 - 4 dĩa ốc, ghẹ với vài chai bia, hóa đơn tối thiểu mỗi bàn từ 600.000 đồng trở lên. Ước tính, doanh thu trung bình của quán mỗi đêm từ 20 - 30 triệu đồng, mỗi tháng doanh thu không dưới 500 triệu đồng, tương đương gần 6 tỉ đồng/năm. Nhưng hầu như toàn bộ khách hàng đều chi trả bằng tiền mặt và không lấy hóa đơn. Theo tra cứu trên trang web của Tổng cục Thuế, một số cơ sở đăng ký là quán ăn, dịch vụ ăn uống có địa chỉ trên đường Vĩnh Khánh, Q.4 chỉ nộp thuế khoán từ 800.000 đồng/tháng trở lên với doanh thu mỗi tháng chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Cao nhất chỉ có một hộ đóng thuế khoán là 5,8 triệu đồng/tháng với doanh thu khoán 130 triệu đồng/tháng.
Các cơ sở may mặc, nguyên phụ liệu may mặc lớn tại các quận, các chợ đầu mối ở TP.HCM được coi là "mỏ thuế" với doanh thu hàng chục tỉ đồng/năm nhưng cũng chỉ đóng thuế khoán từ 500.000 đồng đến 5 - 6 triệu đồng/tháng. Anh Đ.V.Dũng, chủ một cơ sở chuyên sản xuất quần áo bỏ sỉ cho một số khách hàng tại các chợ đầu mối ở TP.HCM, cho biết kết thúc năm 2018 anh bán được 80.000 sản phẩm với tổng doanh thu khoảng 6 tỉ đồng, đóng thuế khoán 500.000 đồng/tháng. Số hàng trên chủ yếu anh bán cho 2 chủ sạp ở hai chợ đầu mối. Các sạp đều lấy hàng từ 4 - 5 cơ sở sản xuất với doanh số từ mỗi cơ sở khoảng 3 - 4 tỉ đồng/năm, doanh số của sạp cũng hơn 20 tỉ đồng/năm nhưng cũng chỉ đóng thuế khoán hơn 6 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, các đơn vị chuyên cung cấp vải cho các hộ sản xuất hàng may mặc, doanh thu lên 60 - 70 tỉ đồng/năm nhưng thuế khoán cũng chưa vượt 10 triệu đồng/tháng. Theo anh Dũng, hầu hết các giao dịch từ mua vải đến các loại nguyên phụ liệu để sản xuất đều không có hóa đơn. Chính vì vậy doanh thu họ sẽ tự kê khai với cơ quan thuế với mức càng thấp càng tốt.
Ảnh: Ngọc Dương - Mai Phương. Đồ họa: Đông Xuân - Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế
|
Không chịu "lớn"
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2018 cả nước có hơn 700.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động và có đến 5,2 triệu hộ kinh doanh cá thể. Dù số lượng đơn vị kinh doanh cá thể nhiều hơn 7 lần so với số DN, chiếm đến hơn 33% GDP nhưng đóng góp vào ngân sách nhà nước chỉ ở mức khiêm tốn.
Thời gian qua nhà nước liên tục khuyến khích, kêu gọi các cơ sở chuyển đổi đăng ký thành DN nhưng số lượng thực hiện rất ít, ước tính chỉ hơn 100.000 đơn vị. Việc các cơ sở không muốn “lớn” lên thành DN có rất nhiều lý do. Theo chị Thúy, chủ một cửa hàng hải sản tươi tại Q.10, TP.HCM, cửa hàng chị đóng thuế khoán mỗi tháng 1 triệu đồng với doanh thu tương ứng là 80 - 90 triệu đồng. Doanh thu này thấp hơn so với doanh thu thực tế rất nhiều nhưng “không ai dại” mà khai ra hết. Khi được hỏi sao không chuyển đổi lên DN để được khấu trừ các chi phí, chị nói cũng đã tính đến vấn đề này nhưng thực tế không làm được bởi hàng hóa nhập về từ các tỉnh thành không có hóa đơn. Nếu lên DN phải thực hiện sổ sách kế toán kê khai đầu vào, đầu ra rất phức tạp, hơn nữa khách mua hàng cũng không yêu cầu lấy hóa đơn. Hộ kinh doanh có tháng bán ế vẫn phải đóng thuế khoán nhưng hình thức này thấy đơn giản, không quá phức tạp.
TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM), nhận định các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể không muốn trở thành DN chủ yếu là do đóng thuế khoán đơn giản. Hơn nữa, việc tự khai doanh thu để áp dụng thuế khoán cũng thực hiện dễ hơn và giúp giảm bớt số thuế phải nộp. Quan trọng nhất là từ đầu vào đến đầu ra khi bán hàng các cơ sở đều thanh toán bằng tiền mặt. Điều này cũng khiến cơ quan quản lý thuế khó kiểm soát về doanh thu để áp thuế chính xác.
Chưa công bằng
Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, phân tích: Các hoạt động “kinh tế ngầm” chủ yếu tập trung ở các cá nhân kinh doanh, số lượng cá nhân kinh doanh đông nhưng tỷ lệ thu nhập được xem chưa nhiều nên chưa quản lý. Thực tế có điểm buôn bán sơn hay những đại lý vé số có doanh thu mỗi năm vài chục tỉ đồng nhưng vẫn chọn đóng thuế khoán. Theo quy định của luật Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng
10 lao động trở lên và ký hợp đồng 3 tháng là đủ điều kiện lên DN. Trở thành DN sẽ lợi hơn về số thuế phải nộp. Cụ thể, hộ kinh doanh đóng thuế khoán 7% trên doanh thu (gồm cả thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân) là cao hơn so với mức thuế DN phải đóng 20% trên lợi nhuận, có khi chỉ tương đương 1 - 2% trên doanh thu. Hộ kinh doanh trốn thuế chủ yếu ở việc khai giảm doanh thu để né thuế. Điều đó khiến cho môi trường kinh doanh của VN chưa được công bằng. "Hiện nay do người tiêu dùng không được khuyến khích lấy hóa đơn mua hàng; các cửa hàng và hộ kinh doanh cá thể cũng không cần sử dụng hóa đơn. Vì vậy các cơ sở kinh doanh đều có cơ hội “né” thuế khá nhiều”, luật sư Trần Xoa nhấn mạnh.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận, cơ quan quản lý thuế nên xem xét phân loại với những hộ kinh doanh như có doanh thu lớn ở mức nào, số lao động ra sao... Sau đó bắt buộc các hộ đó phải có sổ sách kế toán. Bước đầu vẫn cho phép tự kê tự khai doanh thu và nộp theo thuế khoán, nhưng điều đó sẽ tạo thành thói quen để các cơ sở từng bước lập ra hệ thống sổ sách công khai. Sau đó sẽ nâng dần các biện pháp quản lý chặt hơn. Chuyên gia này khẳng định, chưa nên kỳ vọng sẽ có kết quả ngay, nhất là khi nền kinh tế VN vẫn sử dụng tiền mặt quá nhiều nên khó kiểm soát được lượng thu chi thực tế ở các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên ngoài việc khuyến khích vẫn phải từng bước áp dụng các chính sách rà soát, quản lý để tạo sự công bằng với các DN kinh doanh và cả người làm công ăn lương vẫn đang nộp thuế cho nhà nước.
Ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, tối cuối tuần tại một quán lẩu cua trên đường Cách Mạng Tháng 8, Q.10, TP.HCM, chúng tôi gọi một cái lẩu, 2 dĩa ốc, 1 dĩa miến xào cua... dành cho 4 người với giá khoảng 800.000 đồng. Bàn bên có hai vợ chồng cùng con gái ăn lẩu và kêu dĩa ốc cùng nước uống cũng đã trả 500.000 đồng. Ngay khi 3 khách này đứng lên là có nhóm khách 7 người vào bàn và gọi các món ăn cùng bia. Giá món ăn của quán dao động từ 70.000 - 320.000 đồng/món, lượng khách ra vô liên tục khiến các nhân viên phục vụ chạy tới lui vã mồ hôi. Với hóa đơn tính tiền mỗi bàn từ 500.000 - 1 triệu đồng, ước tính mỗi đêm quán thu về không dưới 10 triệu đồng, tức mỗi tháng cũng khoảng 300 triệu đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, quán ăn này đăng ký kinh doanh theo loại hình hộ kinh doanh, đóng thuế khoán
Tại phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM) với những quán ốc, quán nhậu dày đặc trên đoạn đường khoảng 700 m, các bãi giữ xe tràn ra lề đường. Quan sát từ 7 - 21 giờ ngày 16.2, mỗi quán ốc có từ 30 -
Mai Phương - Thanh Xuân
Thanh niên
|