Thứ Bảy, 19/01/2019 16:12

Saigonbank: Chi phí dự phòng "bào mòn" 87% lợi nhuận năm 2018, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2.2%

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2018 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, SGB), lãi ròng năm 2018 chỉ đạt gần 42 tỷ đồng, giảm 24% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm còn 2.2%.

Thu nhập lãi thuần của SGB trong năm 2018 dường như không thay đổi nhiều so với năm trước, đạt gần 661 tỷ đồng.

Mặc dù vậy các hoạt động khác lại có kết quả khả quan. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 13% đạt gần 43 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng 36% đạt gần 25 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư không phát sinh.

Đáng chú ý là lãi thuần từ hoạt động khác vọt lên gấp 2.8 lần cùng kỳ, đạt hơn 115 tỷ đồng. Chi phí hoạt động cũng tăng 12% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 449 tỷ đồng.

Kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 12%, đạt hơn 396 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh 22%, ghi nhận gần 343 tỷ đồng, đã "bào mòn" 87% lợi nhuận của SGB. Tính riêng trong quý 4/2018, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SGB giảm 13%, ghi nhận 185 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế chỉ còn gần 53 tỷ đồng và gần 42 tỷ đồng, giảm 26% và 24% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 4/2018, SGB lỗ ròng gần 52 tỷ đồng, chỉ giảm so với con số lỗ hơn 129 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Như vậy, SGB mới chỉ thực hiện được 35% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2018.

Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2018 của Ngân hàng SGB. Đvt: Tỷ đồng

Đặc biệt trong năm 2018, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 796 tỷ đồng, trong khi hồi đầu năm dương gần 1,638 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là do tăng các khoản tiền gửi và vay các TCTD. Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 4 tỷ đồng trong khi đầu năm dương hơn 4.7 tỷ đồng do giảm tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của SGB giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, còn gần 20,374 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tương đương cùng kỳ, đạt 14,678 tỷ đồng và 13,671 tỷ đồng, thực hiện được 74% và 87% kế hoạch năm.

Trong cơ cấu cho vay, SGB chủ yếu tập trung vào cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dư nợ cho vay khách hàng không thay đổi nhiều nhưng nợ xấu giảm 28% chỉ còn 301 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 32%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm 36%, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) giảm 31%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm còn 2.2% so với mức 2.98% hồi đầu năm.

Trước đó, SGB cho biết có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ bán nợ xấu cho DATC, VAMC và các doanh nghiệp khác. Song, tính đến ngày 31/12/2018, SGB ghi nhận gần 1,133 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, tăng 85% so với con số 613 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.

Chất lượng nợ vay năm 2018 của Ngân hàng SGB. Đvt: Tỷ đồng

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Nước thảo dược Wewell vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng” (19/01/2019)

>   PGS báo lãi 2018 xấp xỉ năm trước với 110 tỷ đồng (20/01/2019)

>   LienVietPostBank: Lãi trước thuế 2018 gần 1,213 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 1.4% (19/01/2019)

>   Ngưng kinh doanh hàng MSD và Eugica, DHG báo doanh thu năm 2018 sụt giảm (19/01/2019)

>   TIS bất ngờ báo lỗ quý 4/2018, nợ xấu vẫn "ngốn" hơn 651 tỷ đồng (19/01/2019)

>   Đạt Phương: Lãi ròng quý 4 giảm 21%, vay nợ hơn 2,560 tỷ đồng (19/01/2019)

>   Năm 2018, lãi ròng PNJ vượt gần 9% kế hoạch, hàng tồn kho tăng mạnh (19/01/2019)

>   Năm 2018, VFG báo lãi 131 tỷ đồng, thực hiện được 87% kế hoạch (20/01/2019)

>   Thép Việt Ý báo lỗ kỷ lục trên 300 tỷ đồng trong năm 2018 (19/01/2019)

>   VPA: Báo cáo tài chính quý 4/2018 (18/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật