Thứ Năm, 10/01/2019 20:00

Cần 42 tỉ USD để phát triển điện mặt trời

Từ nay đến năm 2035 cần khoảng 42 tỉ USD đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời. Số vốn “khủng” này vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt trong quy hoạch phát triển điện mặt trời đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Ưu đãi về giá bán điện và ưu đãi thuế sẽ được áp dụng với các dự án phát triển điện mặt trới những năm tới - Ảnh: LÊ PHAN

Việc quyết định lùi thời điểm phát triển điện hạt nhân, và tăng tỉ lệ điện mặt trời trong cơ cấu nguồn điện quốc gia đang được Bộ Công Thương cân đối trong quy hoạch phát triển nguồn điện cả nước.

Theo dự thảo quy hoạch điện mặt trời mới nhất đang trình Thủ tướng phê duyệt, tổng công suất các dự án điện mặt trời đến năm 2020 đạt 8.150 MW, 2025 đạt 20.060 MW và đến 2035 sẽ đạt 52.100 MW.

Nếu quy hoạch phát triển điện mặt trời được phê duyệt đúng như dự thảo, thì công suất nguồn điện mặt trời được lắp đặt mới từ nay đến 2035 sẽ lớn hơn công suất lặp đặt hệ thống điện cả nước hiện nay với khoảng 45.410 MW.

Và sẽ có hàng loạt dự án điện mặt trời quy mô lớn sẽ được xây dựng tại các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Phát triển các dự án điện mặt trời công suất lớn sẽ giúp Việt Nam cùng lúc đạt được hai mục tiêu, đáp ứng nhu cầu năng lượng phát triển đất nước, và giảm phát thải CO2 mà Việt Nam đã cam kết tại nhiều hiệp ước quốc tế.

Tuy nhiên, việc huy động đủ vốn để đầu tư các dự án điện mặt trời trong thời gian tới là một thách thức.

Những tính toán của Bộ Công thương trong quy hoạch cho thấy nhu cầu vốn đầu tư các dự án điện mặt trời và hệ thống truyền tải điện rất lớn. Theo đó  giai đoạn từ nay tới 2020, cả nước cần khoảng 6,11 tỉ USD để phát triển 8.150 MW.

Nhu cầu vốn cho điện mặt trời trong các giai đoạn tiếp theo sẽ tăng lên 10,67 tỉ USD trong giai đoạn 2021-2025, và 25,1 tỉ USD trong 10 năm tiếp theo 2026-2035.

Để có đủ 42 tỉ USD phát triển các dự án điện mặt trời và hệ thống lưới điện, Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện mặt trời.

Đặc biệt là các nguồn vốn tư nhân, vay thương mại nước ngoài, tín dụng ngân hàng, tín dụng xuất khẩu, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng khuyến khích nhà đầu tư FDI vào phát triển điện mặt trời.

Một cơ chế giá bán điện mặt trời ưu đãi cũng được ban hành, kèm theo các ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư vào dự án điện mặt trời.

BẢO NGỌC

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Cục Thuế TP HCM xin chỉ đạo việc truy thu thuế Sabeco, Unilever (10/01/2019)

>   Lúng túng với hơn 20.000 container phế liệu tồn tại các cảng (10/01/2019)

>   Lúng túng với hơn 20.000 container phế liệu tồn tại các cảng (10/01/2019)

>   ‘Xẻ thịt’ đất công cho thuê tràn lan (10/01/2019)

>   [Infographics] Kinh tế chia sẻ - tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam (10/01/2019)

>   'Cháy' vé tàu xe tết (10/01/2019)

>   Nhiều giải pháp giảm tải Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (10/01/2019)

>   Năm 2019, tổng lực đấu tranh 'tín dụng đen' và 'xã hội đen' (09/01/2019)

>   Sân bay Tân Sơn Nhất lập kỉ lục: 900 lượt chuyến bay/ngày dịp tết (09/01/2019)

>   Hàng Việt đối mặt các vụ kiện (09/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật