Thứ Hai, 17/12/2018 17:25

Sắc xanh tràn ngập trên thị trường chứng khoán châu Á

Phần lớn chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong ngày thứ Hai (17/12), mặc dù xuất hiện báo cáo cho thấy thị trường có thể biến động mạnh hơn trong năm 2019.

Nhà đầu tư đang trông chờ các cuộc họp chính sách quan trọng trong tuần tới – trước cuộc họp lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và khi Trung Quốc chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm 40 năm cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình.

Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, được cho là sẽ thực hiện một bài phát biểu quan trọng trong ngày thứ Hai (17/12), trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thôi thúc các cố vấn chính phủ và các viện nghiên cứu kêu gọi cải cách khẩn cấp ở nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc khép phiên trái chiều, sau khi đất nước này ghi nhận dữ liệu kinh tế yếu hơn dự báo hồi thứ Sáu tuần trước (14/12). Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite tiến 0.16% lên 2,597.97 điểm, trong khi Shenzhen Composite giảm 0.309% xuống 1,323.31 điểm.

Một nhà đầu tư trao đổi trên chương trình "Squawk Box" của CNBC trong ngày thứ Hai (17/12) rằng, cuộc săn đuổi món hời ở thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bắt đầu.

“Trong vài tháng tới, nếu thị trường chứng khoán Trung Quốc suy giảm thì chúng tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư nhảy vào mua”, Khiem Do, Trưởng bộ phận đầu tư khu vực Trung Quốc đại lục tại Barings, cho hay. “Thị trường chứng khoán Trung Quốc thực tế khá rẻ”.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc khép phiên ngày 17/12
Nguồn: CNBC

Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lại xóa sạch đà tăng và quay đầu giảm nhẹ 6.81 điểm (tương ứng 0.03%) xuống 26,087.98 điểm.

Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0.62% lên 21,506.88 điểm, còn Topix cộng 0.13% lên 1,594.20 điểm. Cổ phiếu của ông lớn đa ngành Softbank phục hồi từ đà giảm trước đó và quay đầu tăng 0.52% trước đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của đơn vị di động vào ngày 19/12/2018.

Bên cạnh đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhích nhẹ lên 2,071.09 điểm.

Trên thị trường Australia, chỉ số ASX 200 tăng 56.3 điểm (tương ứng 1%) lên 5,658.3 điểm, trong đó hầu hết lĩnh vực đều “khoác” sắc xanh.

Tuy nhiên, chỉ số tài chính – vốn chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số chung – giảm 0.11%, trong đó cổ phiếu của nhóm Big4 ngân hàng phần lớn đều giảm. Cụ thể, cổ phiếu ANZ giảm 1.57%, Westpac lùi 0.91% và National Australia Bank hạ 0.59%. Chỉ riêng cổ phiếu Commonwealth Bank (Australia) phục hồi trở lại và tăng 0.65%.

“Hiệu ứng 'Santa Rally' được cho là cực kỳ phiền toái và hiện thị trường khá vui vẻ nếu Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đưa ra những nhận định ôn hòa (và cả các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu)”, Mizuho Bank cho biết trong báo cáo ngày thứ Hai. Được biết, Fed sẽ nhóm họp vào ngày 18-19/12/2018.

BIS: Làn sóng bán tháo không chỉ là “chuyện của riêng thị trường nào”

Hôm Chủ nhật (16/12), BIS – Ngân hàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới – lên tiếng cảnh báo quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ có khả năng châm ngòi cho hàng loạt làn sóng bán tháo trong những tháng sắp tới.

“Căng thẳng thị trường mà chúng tôi chứng kiến trong quý này không còn là một sự kiện của riêng thị trường nào”, Claudio Borio, Trưởng Bộ phận tiền tệ và kinh tế tại BIS, cho biết trong báo cáo. “Quá trình bình thường hóa tiền tệ có lẽ là một thách thức, nhất là trong bối cảnh căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị như hiện nay”.

Báo cáo này được đưa ra khi chứng khoán toàn cầu chịu những áp lực mới từ nhiều yếu tố, từ chiến tranh thương mại toàn cầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới cho tới nỗi lo ngại về khả năng giảm tốc kinh tế trong vài tháng tới.

BIS nhấn mạnh tới sự tăng dần lãi suất từ các ngân hàng trung ương trên thế giới là cực kỳ thách thức đối với thị trường cổ phiếu, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tuần này.

“Các thị trường tài chính trải qua một đợt điều chỉnh mạnh trong quý vừa qua khi các ngân hàng trung ương bình thường hóa chính sách”, trích từ báo cáo của BIS.

Chứng khoán quay đầu giảm mạnh vào ngày thứ Sáu (14/12), sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế thấp hơn kỳ vọng và châu Âu làm tăng lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones sụt 496.87 điểm xuống 24,100.51 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2018, dẫn đầu bởi đà giảm điểm của cổ phiếu Apple và Johnson & Johnson.  Cụ thể, cổ phiếu Apple giảm 3.2% và cổ phiếu Johnson & Johnson lao dốc 10%. Hiện chỉ số này rớt 2.5% từ đầu năm đến nay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Việt sẽ tăng 11% trong năm 2019? (17/12/2018)

>   Triển vọng chứng khoán toàn cầu năm 2019: Sẽ còn giảm mạnh? (17/12/2018)

>   Câu chuyện về các khách hàng ở Phố Wall - Fred Schwed Junior, 1940 (22/12/2018)

>   "Bốc hơi" gần 500 điểm, Dow Jones xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2018 (15/12/2018)

>   Lại thêm một quỹ đầu cơ kỳ cựu rời bỏ thị trường (14/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc đắm chìm trong sắc đỏ sau khi nhận tin xấu (14/12/2018)

>   Trải qua một năm đầy vận đen, “dân chứng” Trung Quốc hao tổn 2 ngàn tỷ USD (14/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á rớt mạnh sau khi Trung Quốc công bố số liệu kinh tế không đạt kỳ vọng (14/12/2018)

>   Dow Jones tăng nhẹ trước những diễn biến mới nhất của thương mại Mỹ - Trung (14/12/2018)

>   Shanghai và Hang Seng dẫn đầu đà tăng ở châu Á (13/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật