Thứ Sáu, 14/12/2018 14:16

Trải qua một năm đầy vận đen, “dân chứng” Trung Quốc hao tổn 2 ngàn tỷ USD

Một loạt bất hạnh ập đến thị trường Trung Quốc trong năm nay và nhà đầu tư cũng vì thế mà thua lỗ nặng nề nhất trong nhiều năm, cho dù bạn nhìn ở bất kỳ nơi đâu trên thị trường này.

Hoảng hồn vì những yếu tố từ vụ bê bối vắc-xin cho tới sự suy giảm chi tiêu tiêu dùng, chiến dịch tăng cường kiểm soát các công ty công nghệ Trung Quốc của chính quyền Trump và việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát ngành giáo dục, trò chơi điện tử và dược phẩm, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã “bốc hơi” 2 ngàn tỷ USD trong năm 2018. Ngập lặn trong thị trường con gấu, tất cả 10 nhóm ngành thuộc chỉ số CSI 300 sắp ghi nhận mức giảm 10% hoặc hơn trong năm nay – một trong những năm mà bán tháo diễn ra trên diện rộng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Dường như cũng chẳng có nơi nào để ẩn nấp trên một thị trường vốn phải chịu áp lực từ đà giảm tốc kinh tế, số lượng vụ vỡ nợ doanh nghiệp đạt kỷ lục và mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Mỹ về thương mại. Dưới đây, Bloomberg cũng đưa ra một góc nhìn về những yếu tố tác động tiêu cực tới những cổ phiếu định danh bằng đồng Nhân dân tệ trong năm nay – năm đầu tiên mà cổ phiếu Trung Quốc được thêm vào các chỉ số cổ phiếu toàn cầu chuẩn.

Chỉ số CSI 300 có lúc giảm 0.7% vào đầu ngày thứ Sáu (14/12).

Viễn thông

Một số cổ phiếu đổ đèo mạnh nhất của Trung Quốc nằm trong nhóm cổ phiếu của các công ty sản xuất phần cứng. Năm nay, Mỹ đã lên tiếng cáo buộc ZTE và Huawei Technologies vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Vịn vào cớ đó, chính quyền Mỹ áp những lệnh cấm và thực hiện các vụ bắt giữ, và làm nảy sinh căng thẳng ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cơn đau mà ZTE phải gánh chịu – bị đình chỉ hoạt động trong 2 tháng – là bằng chứng đầu tiên cho thấy tình hình năm nay tồi tệ tới nhường nào.

Công nghệ

Chẳng nhóm ngành nào trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều và rõ ràng hơn nhóm cổ phiếu công nghệ. Với chuỗi cung ứng rộng lớn trên toàn cầu, các công ty như GoerTek Inc. đã phải cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tiếp tục hoạt động. Cổ phiếu của GoerTek Inc. đã rớt 58% trong năm nay. Các kế hoạch thắt chặt các ràng buộc về xuất khẩu của chính quyền Trump (vì nỗi lo an ninh quốc gia) đã “đè nặng” lên nhóm cổ phiếu của các công ty dịch vụ giám sát, đáng nói tới nhất là Hangzhou Hikvision Digital Technology Co.

Người tiêu dùng

Căng thẳng ngày càng leo thang đã tác động tới niềm tin của người tiêu dùng, kế đó là sự sụp đổ của những nền tảng cho vay ngang hàng (P2P) đã hủy hoại đời sống của người dân nước này. Người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và tìm kiếm những món hàng giá hời. Bằng chứng là doanh số bán xe hơi, máy giặt, rượu và bia trong năm nay đều rất đáng thất vọng. Càng làm tình hình trở nên tồi tệ là tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, qua đó chèn ép khả năng sinh lời của các công ty. Một chỉ số theo dõi những cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu đã rớt 34% so với mức đỉnh tháng 1/2018.

Dược phẩm

Một nhóm cổ phiếu khác cũng cần phải chú ý: Dược phẩm. Thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ và chịu tác động bởi nhu cầu y tế ngày càng tăng của người dân Trung Quốc (vốn ngày càng già hóa), nhóm cổ phiếu dược phẩm lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư ngay từ tháng 6/2018. Thế nhưng, mọi thứ bỗng đổi thay sau khi dân chúng tỏ ra phẫn nộ về vụ bê bối vắc-xin và từ đó cái nhìn của họ về nhóm cổ phiếu dược phẩm cũng khác đi. Sau một giai đoạn ổn định ngắn ngủi, nhóm cổ phiếu này lại bị bán tháo trong tháng này giữa lúc nhà đầu tư lo sợ Chính phủ Trung Quốc đang cố “đè” giá thuốc gốc (generic drug) thông qua chương trình thu mua mới (procurement program).

Giáo dục

Bắc Kinh cũng là lý do đằng sau làn sóng bán tháo cổ phiếu của các công ty giáo dục Trung Quốc trên toàn cầu. Đây là một lĩnh vực vẫn còn khá mới lạ trên thị trường đại chúng và chỉ vừa thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong giai đoạn gần đây. Hồi tháng 11/2018, Trung Quốc gây bất ngờ khi đưa ra một bộ quy định mới, theo đó ngăn chặn các công ty này tài trợ cho các trường mẫu giáo thông qua thị trường chứng khoán. Tính tới thời điểm này, cổ phiếu Vtron Group Co. lao dốc gần 60% trong năm nay và các công ty giáo dục mới niêm yết trên sàn Hồng Kông cũng bị “giáng một đòn nặng nề”. Nhà đầu tư lo lắng việc thắt chặt quy định sẽ kìm hãm mức tăng trưởng cao của lĩnh vực này – một yếu tố thu hút nhà đầu tư vào ngành giáo dục tư nhân còn non trẻ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á rớt mạnh sau khi Trung Quốc công bố số liệu kinh tế không đạt kỳ vọng (14/12/2018)

>   Dow Jones tăng nhẹ trước những diễn biến mới nhất của thương mại Mỹ - Trung (14/12/2018)

>   Shanghai và Hang Seng dẫn đầu đà tăng ở châu Á (13/12/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc tiến hơn 1%, dẫn đầu đà tăng ở thị trường châu Á (13/12/2018)

>   Sắc xanh lại về với chứng khoán châu Á (13/12/2018)

>   Dow Jones tăng hơn 150 điểm nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại (13/12/2018)

>   Chứng khoán châu Á khởi sắc khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu bớt (12/12/2018)

>   Chứng khoán Campuchia: HKL lên sàn (06/12/2018)

>   Nikkei 225 tăng hơn 2% sau thông tin Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với xe hơi Mỹ (12/12/2018)

>   Nhóm cổ phiếu xe hơi giúp chứng khoán châu Á tăng mạnh (12/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật