Chủ Nhật, 30/12/2018 15:00

"Nhiều ẩn số" cho chứng khoán Việt Nam 2019

"Năm 2019 chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn đến từ thế giới bên ngoài hơn"...

Ông Vũ Bằng, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng (bên trái) và ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam để lại nhiều dấu ấn khi có lên, có xuống, có biến động mạnh, có những vui, buồn nhất định, làm nên bức tranh nhiều sắc màu, cảm xúc.

Ngay sau lễ công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2018 do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán bình chọn, cuộc tọa đàm với chủ đề "Tương lai thị trường chứng khoán Việt Nam 2019" diễn ra sáng 27/12/2018 đã nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự.

Hầu hết các dự báo đều cho rằng năm 2019 vẫn sẽ có nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam, trên nền tảng vĩ mô ổn định và sự kiên định trong điều hành của Chính phủ đối với các mục tiêu về duy trì đà tăng trưởng ổn định, kiềm chế lạm phát.

Nhiều ẩn số

(Ông Vũ Bằng, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng)

"Trong bối cảnh địa chính trị, Việt Nam có nhiều ưu thế hơn. Tăng trưởng duy trì trong năm 2018 ở mức cao.

Xuất nhập khẩu tốt. Ổn định thị trường tài chính tiền tệ. Đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động cải thiện, ngành chế biến, nông nghiệp. Cơ cấu sản phẩm, môi trường kinh doanh cải thiện, xếp hạng tốt hơn. Đây là những lợi thế cho năm 2019.

Tuy nhiên, năm 2019 chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn đến từ thế giới bên ngoài hơn.

Thứ nhất là sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc và dấu hiệu suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu. Tác động vào thị trường chứng khoán, đáng e ngại nhất tâm lý co cụm của nhà đầu tư. Điều này cũng đã được nhận định từ 3 năm trước. Dấu hiệu 2019 được dự báo khá rõ hơn.

Thứ hai là căng thẳng thương mại, thấy rất rõ là cạnh tranh siêu cường, kéo dài nhiều năm, quân sự và tự do hàng hải. Các đối sách của Mỹ và Trung Quốc đều tác động điểm nhạy cảm của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ.

Thứ ba là nợ toàn cầu, nợ quốc gia, tác dộng đến các nước có điểm yếu, không chỉ tác động đến thương mại đầu tư và tỷ giá với Việt Nam. Nợ khá lớn so với trước đây, cân nhắc nợ nước ngoài.

Thứ tư là việc tăng lãi suất và các nước điều chỉnh lãi suất, tác động đến tỷ giá, dòng tiền, nằm trong xu hướng kinh tế đề phòng lạm phát.

Chính phủ quan tâm đến chất lượng tăng trưởng, không đặt nặng tốc độ tăng trưởng mà chú ý đến chất lượng. Chính phủ xác định mục tiêu lạm phát dưới 4%, quyết định lòng tin của nhà đầu tư, hướng đến tăng trưởng dài hạn hơn.

Trong bối cảnh bất ổn cao hơn, quan trọng là tăng chất lượng và khả năng bền vững trước biến động quốc tế, an toàn tài chính và khả năng chống chịu trước các biến động.

Rõ ràng, năm 2019, nhiều ẩn số tạo nên biến động.

Với lĩnh vực chứng khoán, năm 2019 là năm hoàn thiện Luật Chứng khoán sửa đổi để trình Quốc hội và thảo luận, với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, giảm thiểu các điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia thị trường được thuận tiện hơn".

3 thành công và 3 điểm cần lưu ý

(Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Trần Văn Dũng)

"Năm 2018 có 3 thành công của thị trường chứng khoán mà tôi cho rằng đáng được ghi nhận.

Thứ nhất, lần đầu tiên trong 19 năm hoạt động của thị trường chứng khoán, có một cuộc họp riêng của Thường trực Chính phủ về thị trường chứng khoán.

Lãnh đạo Chính phủ, từ Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng rất quan tâm đến thị trường chứng khoán và chỉ đạo sâu sát.

Trong cuộc họp cuối năm, Thủ tướng cũng nhấn mạnh hai điểm, gồm cải cách thể chế và tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Chưa bao giờ sự chỉ đạo của Thủ tướng quyết liệt về phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lại mang lại hiệu quả tốt như năm nay, giúp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như năm 2018.

Thứ hai, lần đầu tiên trong năm 2018, trái phiếu chính phủ của Việt Nam có thời điểm đạt lãi suất thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ.

Vào thời điểm tháng 4/208, lãi suất trái phiếu chính phủ 3 năm của Việt Nam là 2,9% trong khi lãi suất benchmark, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thời gian đó cũng trong khoảng thời gian như thế.

Thứ ba, sau nỗ lực tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tài chính tại các thị trường trọng điểm do đích thân Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, hiệu quả đã cho thấy rõ rệt.

Năm 2018, chứng kiến dòng vốn đầu tư gián tiếp từ Mỹ tăng gấp đôi và từ Hàn Quốc đã tăng kỷ lục, đạt vị trí dẫn đầu.

Năm 2019, sẽ có 3 điểm cần lưu ý như là cơ hội và thách thức với thị trường chứng khoán. Đó là: các chỉ tiêu của kinh tế của Quốc hội, kỳ vọng về kinh tế vĩ mô của Việt Nam tốt, Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, chiến tranh thương mại và địa chính trị".

Hoàng Xuân

vneconomy

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu ngân hàng nào được khối ngoại mua ròng nhiều nhất năm 2018? (29/12/2018)

>   Nhìn lại chứng khoán năm Mậu Tuất (02/02/2019)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý phiên đầu năm 2019 (02/01/2019)

>   Cổ đông nhà nước không dễ “ngồi mát ăn bát vàng” (28/12/2018)

>   Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2018 (30/12/2018)

>   Top 10 cổ phiếu niêm yết “phi nước đại” năm 2018 (29/12/2018)

>   [Infographic] Những phiên biến động tiêu biểu của VN-Index năm 2018 (28/12/2018)

>   VKC dự kiến mua 1 triệu cp quỹ (28/12/2018)

>   QCG bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường (28/12/2018)

>   Habeco bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường (02/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật