Thứ Sáu, 21/12/2018 13:00

Năm 2018: Hệ thống tổ chức tín dụng đạt nhiều kết quả khả quan

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa đưa ra các số liệu cho thấy tình hình các tổ chức tín dụng năm 2018 có nhiều cải thiện trong Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2018.

Đến cuối năm 2018, M2/GDP ước khoảng 168%, tăng thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012 - 2016. Tín dụng năm 2018 ước tăng 14 - 15%, thấp hơn 3 - 4% so với năm 2017. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/ GDP tăng 1.7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.

Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn được đảm bảo mặc dù kém dồi dào hơn vào cuối năm. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống ước tăng tương đương năm 2017. Hệ số LDR khoảng 87.5% (năm 2017: 87.8%). Trong nửa đầu năm 2018, thanh khoản hệ thống TCTD khá dồi dào do được hỗ trợ từ việc NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2018, thanh khoản kém dồi dào hơn chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm tăng cao. Lãi suất qua đêm VND tăng từ mức bình quân khoảng 1.53% vào đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối năm 2018.

Năm 2018, tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam ước đạt 203% GDP, tăng 11.5% (năm 2017 tăng 17.5%). Tỷ trọng tài sản của các tổ chức tín dụng là 95.5% (năm 2017 là 96.1%). 

Mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm gần đây, nhưng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo các TCTD, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 16.6% tổng tín dụng của toàn hệ thống. Dư nợ cho vay phục vụ đời sống chiếm 18.8% tổng dư nợ của hệ thống TCTD.

Cũng theo báo cáo, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2.4% (năm 2017: 2.5%). Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30.1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78.2% (năm 2017: 65.4%).

Giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 59.8%, thu nợ từ khách hàng chiếm 33.2%, bán phát mại tài sản chiếm 3%.

Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 42, hệ thống TCTD xử lý được khoảng 30% nợ xấu xác định tại thời điểm 15/08/2018.

Năm 2018, kết quả kinh doanh của các TCTD tăng trưởng khả quan, Lợi nhuận sau thuế ước tăng khoảng 40% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 52.3%). Các chỉ tiêu sinh lời tiếp tục được cải thiện, ROA ước đạt 0.9% (năm 2017: 0.73%), ROE ước đạt 13.6% (năm 2017: 11.22%).

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) bình quân của hệ thống TCTD được cải thiện. CAR toàn hệ thống đạt 11.1% do vốn tự có tăng 12.2%, trong khi tổng tài sản có rủi ro tăng thấp hơn, khoảng 10.8%. Tỹ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản có hệ số rủi ro là 8.8% (năm 2017 là 7.8%).

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Triệt bỏ tín dụng đen: Khó nhưng vẫn có giải pháp! (21/12/2018)

>   Sacombank ra mắt giải pháp chuyển tiền quốc tế trực tuyến (21/12/2018)

>   Sắp có thẻ ATM gắn chip đầu tiên ở Việt Nam (20/12/2018)

>   Tòa tuyên Trần Phương Bình chung thân, Vũ 'nhôm' 17 năm tù (20/12/2018)

>   Một nhân viên ngân hàng chiếm đoạt số tiền "khủng", hơn 114 tỉ đồng (20/12/2018)

>   Triệt bỏ tín dụng đen (20/12/2018)

>   Sóng ngầm săn tìm bất động sản nợ xấu (20/12/2018)

>   Sacombank tặng lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm trong tháng sinh nhật ngân hàng (20/12/2018)

>   Ông Trầm Bê, Phan Huy Khang tiếp tục bị khởi tố trong vụ 'siêu lừa' Dương Thanh Cường (20/12/2018)

>   Cổ phiếu VietinBank và "dấu hoa thị mới" của ngân hàng Việt (20/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật