Chủ Nhật, 02/12/2018 13:00

Góc nhìn tuần 03-07/12: Tiếp tục đi lên?

Theo dự báo của SHS, trong tuần giao dịch tiếp theo (03-07/12), kịch bản tích cực nhất của VN-Index sẽ là break ngưỡng 930 điểm với thanh khoản tốt và mục tiêu của đợt tăng này có thể là ngưỡng 950 điểm.

Quan sát kỹ, cân nhắc giải ngân

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp tục có thêm một tuần hồi phục nhẹ nữa nhưng với diễn biến giao dịch trong các phiên vẫn khá nhàm chán. Thanh khoản vẫn dưới mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền vẫn chưa thực sự quay trở lại thị trường; điểm nhấn thanh khoản duy nhất là trong phiên cuối tuần, khi mà dòng tiền có dấu hiệu mạnh dần về cuối phiên giúp đẩy thanh khoản trong phiên lên trên mức trung bình 20 phiên, thể hiện một sự đặt cược cho một xu hướng mới có thể sớm diễn ra.

Khối ngoại cũng quay trở lại mua ròng trong tuần qua với khoảng 180 tỷ đồng cũng là một điểm tích cực nữa. Vào cuối tuần này sẽ diễn ra cuộc họp giữa các nước trong G20 và điểm nhấn là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để bàn về một giải pháp cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Đây sẽ là một thông tin quan trọng có tác động đến xu hướng thị trường trong tuần sau.

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (03-07/12), kịch bản tích cực nhất của VN-Index sẽ là break ngưỡng 930 điểm với thanh khoản tốt và mục tiêu của đợt tăng này có thể là ngưỡng 950 điểm. SHS cho rằng nhà đầu tư nên quan sát kỹ trong giai đoạn này và có thể cân nhắc giải ngân nếu như thị trường vượt được ngưỡng 930 điểm với thanh khoản trên mức trung bình 20 phiên thể hiện việc dòng tiền đã nhập cuộc trở lại.

Vùng kháng cự gần 930-940

CTCK Asean (Asean Securities): Phiên giao dịch thứ Sáu (30/11), mặc dù có lúc giảm gần 6 điểm, tuy nhiên, lực cầu bắt đáy cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm. Trong đó, VNM, VCB, GAS, CTG, MBBPLX là những mã tăng điểm, hỗ trợ đà tăng của chỉ số. Ở chiều ngược lại, VIC, VHM, MSN, HPG, VJC, VRENVL là những mã giảm điểm, tác động tiêu cực lên chỉ số.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0.25 điểm (-0.03%), đóng cửa ở mức 926.54. Thanh khoản HSX ở mức gần 160 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 4,000 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (148 mã tăng/125 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ bán ròng gần 14 tỷ đồng trên HSX.

Về kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện cây nến xanh tại ngưỡng hỗ trợ 926, tương ứng MA(5), là khá tích cực. Do đó, Asean Securities cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 930-940, đây được xem là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Trong kịch bản tiêu cực, nếu thủng ngưỡng hỗ trợ 926, tương ứng MA(5), vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 910-920 điểm.

Chờ đợi kết quả G20

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Chỉ số VN-Index biến động giảm điểm mạnh với lực bán xuất hiện ở một số cổ phiếu bluechips như VIC, VHM, MSN và HPG. Đến phiên chiều, thị trường tiếp tục biến động và giảm điểm tuy nhiên đà giảm thu hẹp nhờ lực đỡ xuất hiện ở nhóm cổ phiếu dầu khí như GAS ,PLX và nhóm cổ phiếu ngân hàng VCB, MBB, GTG và BID, đặc biệt MBB khối lượng khớp lệnh tăng mạnh.

Theo quan điểm BSI, kết thúc phiên giao dịch, thị trường giảm điểm và thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi các tín hiệu từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung song song với cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra trong ngày 30/11và 01/12.

Thị trường tăng điểm

CTCK Bảo Việt (BVS): Vào cuối tuần này, thông tin thế giới quan trọng nhất ảnh hưởng đến diễn biến thị trường là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị G20. Kết quả của cuộc gặp này có thể sẽ chi phối mạnh tới giao dịch của VN-Index trong phiên đầu tuần sau. Mặc dù vậy, trước khi các tín hiệu kỹ thuật chuyển biến theo hướng tích cực rõ ràng hơn, nhà đầu tư vẫn nên giữ quan điểm thận trọng và khống chế tỷ trọng chung cho danh mục ở mức trung bình thấp.

VN-Index giảm 0.03% xuống 926.54 điểm. Diễn biến thị trường giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trong phiên.

Thanh khoản đạt 129 triệu cổ phiếu, tăng so với phiên trước đó nhưng vẫn thấp hơn đôi chút so với mức trung bình. Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng điểm. Thị trường vẫn đang bị chi phối bởi các mã vốn hóa lớn. Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục có sự thận trọng trước diễn biến phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.

Dòng tiền có thể sẽ được cải thiện rõ nét hơn khi các cơ hội đầu tư xuất hiện nhiều hơn. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt và có tính thị trường.

Trong tuần tới, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục đi lên và hướng đến thử thách vùng kháng cự 946-952 điểm. Tiếp nối sự hồi phục trong phiên 30/11, chỉ số nhiều khả năng sẽ tăng điểm trong phiên đầu tuần tới. Đường SMA50 đang hướng xuống sẽ là lực cản đáng chú ý đối với đà đi lên của đường giá.

Mặt khác, dải BB vẫn đang có xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp nên khả năng biến động mạnh theo hướng tích cực của thị trường chưa được đánh giá cao. Diễn biến của thị trường có thể sẽ tiếp tục diễn ra theo hướng phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu, với sự luân phiên hỗ trợ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Tỷ trọng danh mục tổng tiếp tục khống chế ở mức tối đa 45%-50% cổ phiếu trong giai đoạn này. Tiếp tục áp dụng chiến lược “swing trading” tại các vùng hỗ trợ và kháng cự mà BVS đề cập.

Vùng kháng cự của chỉ số nằm tại 946-952 điểm và 958-965 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 917-922 điểm và 905-910 điểm.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Tuần 26/11-30/11: Khối ngoại mua ròng và dấu ấn của MBB (30/11/2018)

>   Bà Lê Thu Hà (VCBS): VNM ETF có thể thêm PLX, không loại cổ phiếu nào (30/11/2018)

>   Góc nhìn 30/11: Giằng co với thanh khoản thấp (29/11/2018)

>   Góc nhìn 29/11: Giảm thiểu vị thế ngắn hạn (28/11/2018)

>   Góc nhìn 28/11: Tiếp tục giằng co (27/11/2018)

>   Góc nhìn 04/12: Đà tăng tiếp tục được duy trì? (03/12/2018)

>   Góc nhìn 11/12: Giằng co và rung lắc? (10/12/2018)

>   Góc nhìn 18/12: Biến động khó lường (17/12/2018)

>   Góc nhìn 25/12: Có thể tiếp tục đà giảm (24/12/2018)

>   Đi tìm “trứng vàng” những ngày cuối tháng 11 (26/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật