Chứng khoán Tuần 26/11-30/11: Khối ngoại mua ròng và dấu ấn của MBB
Mặc dù quá trình hồi phục vẫn đang chi phối VN-Index nhưng nếu nhìn nhận khách quan chỉ số đang bị chi phối rất lớn bởi các cổ phiếu Vingroup. Ngoài ra việc thanh khoản liên tục sụt giảm cũng là dấu hiệu cho thấy lực cầu mua lên không quá mạnh. Điểm tích cực là khối ngoại duy trì hoạt động mua ròng trong tuần qua chỉ bán nhẹ trong phiên cuối tuần.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 26/11-30/11/2018
Giao dịch: Các chỉ số thị trường đồng loạt tăng trong tuần qua. VN-Index kết thúc tuần tăng 0.93% đạt 926.54 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.53% dừng tại 104.82 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt giảm. Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt hơn 108.48 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 8.9% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 28.37 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 10.6%.
Tiếp tục đà hồi phục trong tuần trước, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên thị trường trong các phiên đầu tuần giúp cho VN-Index hồi phục về vùng kháng cự 935-945 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời lớn tại vùng này đã khiến VN-Index suy yếu trong hai phiên cuối tuần. Thanh khoản tiếp tục suy yếu cho thấy lực cầu lên của thị trường là không lớn, đà tăng của các chỉ số chủ yếu đến từ hoạt động tiết cung và chi phối mạnh bởi các mã Bluechip.
Các cổ phiếu của Vingroup vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường tăng điểm. Khi các cổ phiếu VIC, VHM, VRE đều duy trì đà tăng tốt trong tuần qua. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự góp mặt của các mã Bluechip nhóm thực phẩm đồ uống điển hình là VNM và SAB. Hai cổ phiếu này đều cho dấu hiệu hồi phục tốt và đóng góp lớn vào đà tăng chung của thị trường.
Nhóm ngân hàng diễn biến không quá nổi trội trong tuần qua ngoại trừ hai cổ phiếu đầu ngành ở hai sàn là VCB và ACB bật tăng tốt các cổ phiếu còn lại đa phần tích lũy đi ngang trong tuần qua. Ngoài ra, phiên cuối tuần chứng kiến một phiên bứt phá mạnh mẽ của MBB khi cổ phiếu này đã bứt phá mạnh lên trên 3% kèm thanh khoản lớn.
Giá dầu sau khi chuỗi phiên giảm mạnh đang có dấu hiệu tích lũy đi ngang trong tuần qua. Diễn biến các cổ phiếu dầu khí cũng khá tương tự khi các Large Cap như GAS, PVS, PVD lớn trong ngành đều dao động trong biên độ nhỏ không có sự gia tăng hay sụt giảm mạnh trong tuần qua.
Mặc dù quá trình hồi phục vẫn đang chi phối VN-Index nhưng nếu nhìn nhận khách quan chỉ số đang bị chi phối rất lớn bởi các cổ phiếu Vingroup. Ngoài ra việc thanh khoản liên tục sụt giảm cũng là dấu hiệu cho thấy lực cầu mua lên không quá mạnh. Điểm tích cực là khối ngoại duy trì hoạt động mua ròng trong tuần qua chỉ bán nhẹ trong phiên cuối tuần.
Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng hơn 275 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng trên HOSE với hơn 360.9 tỷ đồng và bán ròng trên HNX hơn 85.68 tỷ đồng.
Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh trong tuần qua là PLP tăng 18.15%, HTT tăng 18.24% trên sàn HOSE, KDM tăng 27.78% trên sàn HNX
PLP tăng 18.15%: PLP đã bật tăng mạnh từ vùng tích lũy hình thành từ cuối tháng 10 tới nay. Cổ phiếu đang có những tín hiệu tích cực theo nhận định kỹ thuật.
HTT tăng 18.24%: Cổ phiếu có dấu hiệu tạo đáy sau một thời gian dài giảm điểm từ khi niêm yết. Khối lượng giao dịch duy trì tốt sẽ ủng hộ cho đà bứt phá của HTT.
KDM tăng 27.78%: KDM tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua nhưng trong phiên cuối tuần cổ phiếu đã gặp áp lực chốt lời lớn khi test lại đỉnh cũ tháng 06/2018 khiến đà tăng bị suy giảm.
Các đại diện giảm điểm mạnh VPK giảm 27.92% trên sàn HOSE, DTD giảm 20.45% trên sàn HNX
VPK giảm 27.92%: Với việc hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ giá cổ phiếu VPK cũng chịu sức ép lớn từ bên bán khiến cổ phiếu này điều chỉnh sâu.
DTD giảm 20.45%: Cổ phiếu giảm mạnh trong tuần qua có thể do chịu sức ép chốt lời sau giai đoạn hồi phục tăng điểm mạnh của tháng 10.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FiLi
|