Thứ Sáu, 02/11/2018 11:34

TTCK đang truyền tải tín hiệu đáng sợ về nền kinh tế Trung Quốc

Khi các nhà xuất khẩu cảm nhận được sức nóng từ cuộc chiến thương mại, động cơ tiêu thụ nội địa đầy quyền lực của Trung Quốc lẽ ra phải cung cấp một vài sự bảo vệ dành cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nước này.

Thế nhưng, động cơ ấy hiện cũng đang gặp bất ổn. Câu chuyện thu hút sự chú ý của các trader trong vài tuần gần đây là “sự suy giảm lượng tiêu thụ” ở nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Khi dữ liệu chính thức đã cho thấy doanh số bán lẻ tăng trưởng chậm lại, nỗi lo của nhà đầu tư lại càng gia tăng khi nhà sản xuất rượu lớn nhất Trung Quốc, Kweichow Moutai, ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận yếu nhất trong gần 3 năm.

Chỉ riêng Kweichow Moutai đã mất 212 tỷ Nhân dân tệ (tương ứng 30 tỷ USD) vốn hóa chỉ trong 6 phiên của tháng trước. Và cổ phiếu của các công ty – vốn bán ít hàng tiêu dùng không thiết yếu – còn có kết quả tồi tệ hơn nữa. Chỉ số Shenzhen CSI 300 Consumer Staples Index rớt 22% trong tháng 10/2018, tháng giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Dai Ming, Chuyên gia quản lý quỹ tại Hengsheng Asset Management Co. ở Thượng Hải, nằm trong số những người phải tránh né câu chuyện tiêu dùng của Trung Quốc tại thời điểm này. Ông đã bán sạch cổ phiếu tiêu dùng trước đó trong năm nay, và chuyển sang cổ phiếu tài chính.

“Chúng tôi chẳng thể tìm ra lý do nào rõ ràng cho sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng”, Dai cho biết. Một số lời giải thích như sau:

  • Giá bất động sản và tiền thuê nhà ngày càng tăng đã tác động tới khả năng chi trả cho các hàng hóa khác.
  • Sự sụp đổ của các nền tảng cho vay ngang hàng tác động tới tài chính của một số cá nhân.
  • Sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vì các thông tin tiêu cực về mối quan hệ thương mại với Mỹ.
  • Và các dấu hiệu cho thấy hành vi của người tiêu dùng dần trở nên tinh vi hơn, trong đó người mua sắm nhạy bén hơn trong việc tìm kiếm món hời.

Lợi nhuận từ Kweichow Moutai – vốn sản xuất rượu thường được xem là một món quà sang chảnh – là bằng chứng cụ thể của đà giảm tốc tiêu thụ của Trung Quốc, Dai cho hay. Bài kiểm tra quan trọng kế tiếp sẽ là Ngày Độc thân – một sự kiện mua sắm của ông lớn thương mại điện tử  Alibaba Group Holding – và chi tiêu cho ngày Tết Âm lịch, ông cho hay.

Nhà đầu tư không phải là thành phần duy nhất lo ngại về người tiêu dùng Trung Quốc. Các cơ quan quản lý đang thực hiện các bước tiến để thúc đẩy chi tiêu trong bối cảnh căng thẳng thương mại đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ đợt hạ cánh cứng năm 2015-2016 của nền kinh tế Trung Quốc.

Đà giảm tốc của thị trường xe hơi cũng là một lý do chính cho sự suy giảm doanh số bán lẻ trong năm nay và cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đang đề xuất giảm một nửa thuế muua xe hơi xuống còn 5%, Bloomberg News ghi nhận. Các đợt cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cũng đang được cân nhắc.

“Có khả năng sẽ có thêm những động thái mới”, Laura Wang, Chiến lược gia cổ phiếu Trung Quốc tại Morgan Stanley ở Hồng Kông, lên tiếng dự báo. “Hiện nay, chúng tôi vẫn xem điều này chỉ là đà giảm tốc tiêu thụ mang tính chu kỳ trong ngắn hạn thay vì đà giảm mang tính cấu trúc và dài hạn hơn”, cô cho hay. Sự cải thiện có thể diễn ra ngay trong quý 1/2019.

Dù vậy, Wang đề xuất hướng vào các công ty nguyên vật liệu và năng lượng tại thời điểm này. “Chúng tôi không khuyến nghi gia tăng tỷ trọng cho lĩnh vực liên quan tới tiêu thụ”, như xe hơi và bán lẻ, Wang cho hay.

Các cổ phiếu tiêu dùng Trung Quốc đã “thổi bay” 302 tỷ USD vốn hóa từ ngày 12/06/2018, khi lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu và hàng tiêu dùng thuộc chỉ số CSI 300 đạt mức đỉnh gần đây, dựa trên dữ liệu của Bloomberg.

“Mọi người đã không bi quan như thế này trong hơn 1 thập kỷ qua – niềm tin của người tiêu dùng đang yếu và họ không dám chi tiền”, Jinghua Lin, Chuyên gia phân tích tại Capital Securities Corp., cho hay. “Chúng ta có lẽ phải cho cho đến khi kết thúc các cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ trong tháng 11/2018 và cuộc họp G20” để thấy được sự thay đổi về tâm lý, Lin cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Apple tích tắc mất mốc 1 ngàn tỷ USD vốn hóa (02/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á bật tăng, Hang Seng vọt hơn 650 điểm nhờ tin tốt về thương mại (02/11/2018)

>   Đón tin vui về thương mại, Dow Jones tăng hơn 900 điểm trong 3 phiên (02/11/2018)

>   Hang Seng tăng hơn 400 điểm vào phiên đầu tháng 11 (01/11/2018)

>   Sau làn sóng bán tháo, chứng khoán châu Á đi về đâu? (01/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á giảm bớt đà tăng (01/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á đón tháng 11 bằng sắc xanh (01/11/2018)

>   Chứng khoán Mỹ “bốc hơi” gần 2,000 tỷ USD trong tháng 10 tàn khốc (01/11/2018)

>   S&P 500 ghi nhận tháng tồi tệ nhất trong 7 năm dù phục hồi trong phiên (01/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á khép lại tháng 10 bằng tín hiệu tích cực (31/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật