Thứ Năm, 01/11/2018 08:09

Chứng khoán Mỹ “bốc hơi” gần 2,000 tỷ USD trong tháng 10 tàn khốc

Tháng 10 vừa qua quả là một tháng đầy gian truân đối với chứng khoán Mỹ và là một trong những tháng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mặc dù đã hồi phục đôi chút trong ngày thứ Tư (31/10).

* Tháng 10 tàn khốc với thị trường chứng khoán Mỹ thế nào? 

Chỉ số S&P 500 “bốc hơi” 1.91 ngàn tỷ USD trong tháng 10/2018, theo Howard Silverblatt, Chuyên gia phân tích tại S&P Dow Jones Indices. Đà giảm trải rộng ra khắp nhiều lĩnh vực. Tháng 10 vừa qua cũng là tháng tồi tệ nhất đối với S&P 500 kể từ tháng 9/2011.

“Mức độ biến động của tháng 10/2018 phải gọi là huyền thoại, và chúng tôi không chỉ nói về cú đổ đèo năm 2008 không đâu”, ông Silverblatt trao đổi với CNBC. “Tháng 10 biến động nhiều hơn bất kỳ tháng nào khác và cũng giảm nhanh nữa”.

Chứng khoán Mỹ khởi đầu tháng 10/2018 với một nốt trầm, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, cho biết, NHTW vẫn còn cách xa so với mức lãi suất trung lập, từ đó ám chỉ sẽ còn nâng lãi suất thêm. Ông Powell cho biết, Fed không cần tới những chính sách vực dậy nền kinh tế từ thời cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ông tuyên bố rằng, “Chúng tôi không cần mức lãi suất thấp mang tính cực kỳ hỗ trợ cho nền kinh tế” mà Fed đã triển khai từ 10 năm trước. Cơ quan này có khả năng nâng lãi suất quỹ liên bang (fed fund rate) lên 3.4% trước khi dừng lại, dựa trên các dự báo gần đây nhất.

Nhóm công nghệ lớn Fang – bao gồm Facebook, Amazon, Netflix và công ty mẹ của Google là Alphabet – nằm trong số bị tác động nặng nề nhất. Amazon khép lại tháng qua với mức giảm tới 20.2%, và Netflix lao dốc tới 19.3%. Nhà đầu tư đã rời bỏ cả hai cổ phiếu này sau báo cáo lợi nhuận ảm đạm hơn dự báo. Hai cổ phiếu Facebook và Alphabet giảm tương ứng 7.7% và 9.7% trong tháng 10/2018.

Nhóm FANG “bay hơi” khoảng 300 tỷ USD vốn hóa so với ngày 20/09/2018

 

Chỉ số S&P 500 mất 6.9% trong tháng 10/2018, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011 – thời điểm chỉ số này rớt 7.2%.

S&P 500 rớt hai ngưỡng quan trọng được nhiều chuyên gia theo dõi vào ngày 26/10/2018. Chỉ số này rớt ngưỡng trung bình động 200 ngày và giảm hơn 10% so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 21/09/2019, qua đó chính thức bước vào phạm vi điều chỉnh. Ngưỡng trung bình động 200 ngày là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng bậc nhất trên thị trường. Tháng 10 được xem là tháng thứ tư trong năm nay mà S&P 500 rớt ngưỡng trung bình động 200 ngày này.

Trong tháng 10 vừa qua, Dow Jones giảm tới 13 phiên. Cả Dow Jones và S&P 500 chỉ còn tăng nhẹ trong năm nay.

Mùa báo cáo lợi nhuận quý 3/2018 cũng sắp được xem là mùa tồi tệ nhất đối với chứng khoán Mỹ kể từ năm 2011, theo Bespoke Investment Group. Gần 3/4 cổ phiếu giảm giá trong ngày công bố báo cáo lợi nhuận, Bespoke Investment Group phát hiện ra. Nhiều công ty công bố báo cáo lợi nhuận tốt hơn nhiều so với báo cáo năm trước, trong đó gần 8/10 công ty công bố báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự báo. Dù vậy, chứng khoán vẫn cứ phản ứng tiêu cực.

Những cổ phiếu thành phần thuộc Dow Jones như Caterpillar, 3M và DowDuPontđều chịu áp lực sau khi báo cáo lợi nhuận được công bố. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đề cập tới phần chi phí gia tăng từ các rủi ro toàn cầu như đà tăng của lãi suất, đồng USD mạnh hơn và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

“Mặc dù đây là một bước lùi rất lớn, nhưng một số dường như đang phân bổ lại vốn và tiền vẫn đứng ngoài quan sát thị trường”, Silverblatt cho hay. “Điều này sẽ giúp chúng ta có cơ sở mạnh hơn. Lợi nhuận cao nhưng nhận thức của nhà đầu tư là tất cả: Chúng tôi kỳ vọng nhiều hơn thế”.

Chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – tăng 2% trong tháng 10/2018.

Nhóm cổ phiếu bán dẫn cũng là một trong những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất trên thị trường chứng khoán. Chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Semiconductor ETF rớt 12.2%, tháng tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Cổ phiếu Nvidia, Advanced Micro Devices, Micron và Applied Materialsđều rớt hơn 2 con số trong tháng 10/2018, khi các cổ phiếu này đồng loạt bị bán tháo sau khi công bố báo cáo lợi nhuận. Những ông lớn sản xuất chip điện tử cũng rơi vào phạm vi thị trường con gấu, tức giảm hơn 20% so với mức đỉnh gần đây.

Đáng chú ý nhất là cổ phiếu AMD – từng là cổ phiếu có thành quả tốt nhất trong S&P 500 vào cuối tháng 9/2018 – nay lại giảm tới 41% trong tháng 10/2018, tháng tồi tệ nhất kể từ năm 1992.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   S&P 500 ghi nhận tháng tồi tệ nhất trong 7 năm dù phục hồi trong phiên (01/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á khép lại tháng 10 bằng tín hiệu tích cực (31/10/2018)

>   Dow Jones nhảy vọt hơn 350 điểm, Nasdaq tăng 2.7% (31/10/2018)

>   Tháng 10 tàn khốc với thị trường chứng khoán Mỹ thế nào? (31/10/2018)

>   Chứng khoán châu Á thuận đà leo dốc, Nikkei 225 vọt 2%, Shanghai tăng 1.5% (31/10/2018)

>   Chứng khoán châu Á tràn ngập sắc xanh trong phiên cuối tháng (31/10/2018)

>   Phố Wall đồng loạt khởi sắc, Dow Jones tăng hơn 400 điểm (31/10/2018)

>   Dow Jones tăng 260 điểm, S&P 500 thoát khỏi phạm vi điều chỉnh (30/10/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc phục hồi sau nhận định từ cơ quan quản lý chứng khoán (30/10/2018)

>   Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng hơn 1% (30/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật