Thứ Hai, 05/11/2018 15:35

Nhịp đập Thị trường 05/11: "Đánh lên" cuối phiên

Giao dịch về cuối phiên chiều khá kịch tính khi các chỉ số thị trường hầu hết đều đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên.

VN-Index kết phiên giao dịch tăng 0.67 điểm tương đương 0.07% lên mức 925.53 điểm. HNX-Index giảm 0.2% xuống mức 105.54 điểm.

Độ rộng toàn thị trường khá cân bằng với 275 mã tăng điểm và 278 mã giảm điểm. Tuy nhiên, có 15 trong 25 ngành giảm giá cho thấy sự bi quan vẫn còn.

Điểm bất ngờ lớn nhất là sự trỗi dậy của ngành khai khoáng. Đi đầu là PVD, kế đến là các mã PVS, PVB… Ngành này tăng mạnh thứ hai thị trường. 

Ngành ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0.37% nhưng sự hồi phục này có ý nghĩa rất lớn với toàn thị trường. Những điểm sáng như VPB, MBB, TPB, VCB… đã giúp ngành này thoát khỏi một phiên giảm điểm.

Ngành bất động sản cũng phân hóa khá mạnh. Trong khi nhiều cổ phiếu giữ giá tốt như VIC, VHM, VPI thì CEO, FLC, SCR… lại lao dốc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư bắt đáy những mã cổ phiếu tốt trong ngành.

Trong nhóm VN30, các mã PLX, SBT, MSN… tăng trưởng cho thấy nhà đầu tư đang có tâm lý chuyển hướng sang các mã “phòng thủ” thay vì dồn tiền vào các ngành hot như ngân hàng, chứng khoán… như trước đây.

Khối ngoại mua ròng 150.19 tỷ trên HOSE và mua ròng 3.09 trên HNX. Nếu khối ngoại mua ròng mạnh trong thời gian tới thì rủi ro sẽ giảm bớt.

14h: Thu hẹp đà giảm

Thị trường vẫn duy trì sắc đỏ vào đầu phiên chiều nhưng sự bi quan phần nào đã giảm bớt.

Độ rộng thị trường vẫn còn nghiêng về bên bán với 231 mã tăng và 291 mã giảm. Điểm đáng chú ý là gần như hầu hết các mã Large Cap đều nằm trong nhóm giảm giá.

Trong khi đa số cổ phiếu nhóm dầu khí đều giảm thì PVD lại “một mình một ngựa” tăng trưởng. Cổ phiếu này được khối ngoại mua ròng trở lại sau 11 phiên liên tiếp bán ròng trước đó. Khối lượng giao dịch của PVD cũng duy trì rất tốt và đang tăng trưởng đều.

Bất ngờ nhất trong phiên chiều là bảo hiểm đã “gia nhập” nhóm giảm mạnh nhất với mức giảm hơn 2%. Sự đi xuống của BIC, BVH, PGI… đã khiến ngành này đi xuống. Tuy nhiên, riêng mã MIG lại lội ngược dòng với mức tăng khá.

Giá MIG đã test thành công vùng hỗ trợ mạnh 10,500-11,500 và bật tăng trở lại.

Phiên sáng: “Tụt huyết áp” cuối phiên sáng

Trong các ngành lớn chỉ có bất động sản là còn giữ được sắc xanh. Trong khi các ngành lớn còn lại như ngân hàng, chứng khoán, thực phẩm-đồ uống… đều đi xuống khiến thị trường lao dốc.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 916.86 điểm, giảm 0.86%; HNX-Index dừng tại mức 104.36 điểm, tương đương mức giảm 1.31%.

Các hợp đồng phái sinh VN30F1811, VN30F1812, VN30F1903 và VN30F1906 đều giảm hơn 15 điểm. Basic tăng mạnh chứng tỏ kỳ vọng của nhà đầu tư về thị trường trong ngắn hạn cũng như dài hạn là khá xấu.

Giao dịch trên cả hai sàn ở mức vừa phải cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 206 mã tăng điểm và 261 mã giảm điểm. Bên bán chiếm ưu thế trong cả phiên sáng.

Về nhóm ngành, ngành bất động sản là một trong những ngành hiếm hoi giữ được sắc xanh. Sự tăng trưởng của VIC, FIR, VPI… đã giúp ngành này trụ vững trong đợt giảm giá.

Sau thời gian tích lũy gần 3 tháng, giá VPI đang hướng đến mục tiêu mới 45,000-46,000.

Biến động của VPI trong vòng 12 tháng qua

10h30: Chứng khoán phái sinh cho thấy kỳ vọng giá xuống

Số ngành giảm đã đạt mức 19 trên tổng số 25 ngành cho thấy sự bi quan và thận trọng đang chi phối thị trường.

Độ rộng toàn thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 206 mã tăng điểm và 246 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế trong ngắn hạn.

Các hợp đồng VN30F1811, VN30F1812 và VN30F1906 đều giảm hơn 10 điểm. Kết hợp với việc basic tăng cho thấy sự bi quan và kỳ vọng giá xuống là khá lớn.

Hầu hết các ngành lớn như ngân hàng, bất động sản, dầu khí… đều đang giảm điểm. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng.

Trong ngành ngân hàng mã VPB, TPB vẫn duy trì được sắc xanh. Đây đều là những cổ phiếu đã có mức điều chỉnh khá nhiều trong trung hạn nên đã dần trở nên hấp dẫn và được giới đầu tư chú ý.

Biến động của TPB trong vòng 6 tháng qua

Mở cửa: Châu Á bi quan, Việt Nam thận trọng

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc mạnh tạo sức ép tâm lý đáng kể cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán vào đầu phiên khi có 160 mã tăng và 178 mã giảm.

Cả ba quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) và iShares MSCI Frontier 100 ETF (FM) đều đang trong trạng thái discount. Nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ có lực xả từ các quỹ này trong ngắn hạn.

Tính đến thời điểm 9h35 sáng nay, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 1%, Hang Seng Index của Trung Quốc giảm 1.6% (hơn 400 điểm). Điều này tạo sức ép tâm lý đáng kể cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Hầu hết các mã trong VN30 đều giảm. Tuy nhiên, nhóm bất động sản như VIC, NVL đang giữ giá khá tốt. Ngành bất động sản cũng là một trong những ngành giảm giá ít nhất kể từ đầu Quý 4/2018 đến nay.

Riêng NVL thì giá đã hình thành được đường trendline hỗ trợ rất mạnh và vững chắc. Ngưỡng này đang duy trì trong vùng 65,000-68,000.

Biến động giá cổ phiếu NVL trong vòng 12 tháng qua

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 05-09/11/2018: VN-Index kiểm định vùng 935-940 điểm (04/11/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 05-09/11/2018: Basic biến động thất thường (04/11/2018)

>   Chứng khoán Tuần 29/10-02/11: Hồi phục từ đáy (02/11/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 02/11: Bứt phá cuối tuần (02/11/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 02/11: Rủi ro tăng (01/11/2018)

>   Vietstock Daily 02/11: Diễn biến khó lường (01/11/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 01/11: VN-Index… thế mà lại rớt (01/11/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 01/11: Cơ hội nào trên xu hướng giằng co của VN30-Index? (31/10/2018)

>   Vietstock Daily 01/11: Hồi phục ngắn hạn? (31/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 31/10: VN-Index vượt mốc 900 điểm (31/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật