Thứ Năm, 01/11/2018 15:35

Nhịp đập Thị trường 01/11: VN-Index… thế mà lại rớt

VN-Index cuối phiên chiều nay đóng cử giảm 6.8 điểm, (-0.74%). Các chỉ số chính 2 sàn HNX và UPCoM cũng giảm, thậm chí nếu tính cả các chỉ số phụ 3 sàn thì hầu hết đều giảm. VN-Index thế mà lại rớt, trái ngược dự báo của nhiều công ty chứng khoán lớn vốn được trích dẫn trên các trang mạng tài chính chứng khoán trước giờ giao dịch. Thậm chí VN-Index còn đi ngược… chỉ số DJIA hay Nasdaq đêm qua và nhiều chỉ số chứng khoán châu Á khác hôm nay. Với mức giảm bất ngờ này, có lẽ các công ty chứng khoán lại phải thay đổi quan điểm dự báo.

Có lẽ những ai đua lệnh hôm qua, thậm chí đua trần với kỳ vọng ít nhất có một cú hồi T3, thì chiều nay có lẽ đang lo lo. Trên sàn HOSE số cổ phiếu giảm giá gần gấp 2 số tăng giá, riêng nhóm VN30 thì mức chênh lệch gần… 9 lần.

Trong số các đại gia vốn hóa đạt được mức tăng giá chiều nay, VHM vẫn là cái tên nổi bật, với mức tăng 3.9%. VHM mới công bố lãi ròng 9 tháng năm nay tăng tới 383% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,196 tỷ đồng. Tuy vậy, khối ngoại lại thuận mua vừa bán trong ngày hôm nay, lượng mua ròng chỉ đạt chừng 40 ngàn cp.

VNM tiếp tục giảm giá phiên thức 4 liên tiếp sau khi ra tin “xấu”: lãi ròng 9 tháng 2018 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Giảm nhẹ, nhưng đối với 1 hãng sữa có thị số 1 và phần áp đảo ở Việt Nam, thì đó là yếu tố hết sức bất ngờ. Thị giá VNM hiện chỉ còn 114,300 đồng/cp, thậm chí từng có lúc rớt về 111,000 đồng/cp. Trong vòng 1 năm qua, thị giá VNM thấp hơn 35% so với đỉnh 1 năm (cũng là đầu năm). Đáng buồn hơn, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.1 triệu cp chiều nay.

MSN lại gây chú ý chiều nay, không phải ở yếu tố giá, mà là giao dịch đột biến. Khối ngoại đã mua ròng tới 27.5 triệu cổ phiếu này, chủ yếu qua phương thức thỏa thuận.

ACB giảm giá 3.3%, VPB giảm 4.2%, TCB giảm gần 3%... và nhiều mã khác trong nhóm ngân hàng đã giảm giá mạnh hơn trong phiên chiều nay. Nhóm này cũng chỉ còn có 2 mã tăng giá là BIDHDB, trong đó BID cầm cự được ở sắc xanh với mức tăng giá chừng 2.9%, yếu hơn nhiều so với phiên sáng.

Dù lập kỷ lục về tiêu thụ thép trong tháng 10, nhưng HPG lại có phiên giao dịch khởi đầu tháng 11 khá tệ. Cổ phiếu này hôm nay giảm giá 1.6%.

NKGHSG cùng nắm tay nhau nhảy sàn trong phiên chiều. Hơn nữa, thị giá cả 2 đại gia ngành tôn này đều đã thấp hơn mệnh giá, điều khó tin nếu ai lỡ miệng dự báo hồi đầu năm.

Xuất khẩu thủy sản, xi măng và dệt may có lẽ nằm trong số rất ít các nhóm ngành có số cổ phiếu tăng kha khá. ACLAGF bất ngờ tăng hơn 6% (AGF tăng trần).

Phiên sáng: VN-Index gọi… 911, nghe rõ trả lời

Sau 2/3 thời gian phân vân, VN-Index đã đổ nhào vào cuối phiên sáng nay, giảm 0.41% về lại 911.03 điểm. Thị trường hưng phấn vào chiều qua, đến sáng nay chợt như bị dập tắt, dù không có tin xấu từ sàn chứng Mỹ hay các sàn châu Á cùng giờ. Trên sàn HOSE, số mã giảm giá nhiều gần gấp 2 số mã tăng. Trong nhóm VN30, 23 mã giảm giá so với chỉ 4 mã tăng, khiến chỉ số này cũng giảm tới 1.03%.

VHM vẫn là cánh chim không mỏi nâng đỡ chỉ số VN-Index, nhưng đơn độc. VJC chỉ còn tăng giá 0.5% dù lãi đậm và được khối ngoại mua ròng sáng nay. Tương tự là HPG, giảm 1.5% dù doanh nghiệp lập kỷ lục mới về năng lực bán hàng trong tháng 10 qua.

Nếu cố tìm điểm lạc quan cho thị trường chiều nay, có lẽ phải chuyển qua sàn phái sinh. Giá khớp hợp đồng tương lai 1 tháng dù giảm 1.2%, nhưng lại cao hơn 1 chút so với điểm số VN30. Trong những phiên gần đây, giá hợp đồng ít khi chìm sâu dưới điểm số cơ sở, cho thấy kỳ vọng bắt đáy của nhà đầu tư khá lớn, đặc biệt hôm qua.

Khối ngoại tuy giao dịch, nhưng thường lệ vẫn là sáng yếu chiều mạnh. Sáng nay nhìn chung có vẻ như họ đang bán ròng, và buồn thay, VNM là mã đứng đầu trên sàn HOSE. Bất ngờ là AAA đứng thứ hai trong Top bán ròng dù công ty này được cho là có thể hưởng lợi từ CPTPP. NKG đứng thứ 3 nhưng khá dễ hiểu khi công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong nhóm ngân hàng, nếu đầu phiên chỉ có 3 mã giảm thì đến cuối phiên chỉ còn 2 mã tăng. BID vẫn “lì” ra với mức tăng 3.7% nhưng đã yếu hơn so với gần 6% đầu phiên sáng. Giảm giá mạnh nhất là VPB, ACB và TCB.

CNG tăng 6.9% sáng nay, nhưng với chỉ 110 cổ phiếu được khớp. Nhìn quanh nhóm dầu khí họ PVN, đa số giảm, bắt đầu từ đầu tàu GAS hay PVS, PVD. PVC giảm 4.4%.

Là nhóm đóng góp nhiều nhất trên HOSE, nhóm bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ. Những ai đua trần DXG hôm qua có lẽ đang lo, dù cổ phiếu này sáng nay vẫn tăng 1%. Thậm chí ai đua lệnh NLG có khi còn lo lắng hơn, khi cổ phiếu này đã quay đầu giảm.

10h30: VN-Index xanh cùng châu Á, nhưng...

Các chỉ số chứng khoán châu Á đa số xanh, và VN-Index cũng vậy. Tuy nhiên, VN-Index đang giằng co ngay bên trên tham chiếu, còn VN30-Index và VNMidcap-Index đang chìm trong sắc đỏ, như vậy chỉ số chính sàn HOSE “nổi” được là nhờ một số mã Large Cap ngoài VN30 như VHM (+4%) hay HDB (+0.9%). Đa số các chỉ số chính phụ ở 2 sàn HNX và UPCoM cũng đang đỏ. Nhìn ở cấp độ chỉ số, có thể nói VN-Iindex đang xanh cùng châu Á, nhưng đi ngược thị trường chứng khoán trong nước.

Trong nhóm ngân hàng, chỉ có BID là nổi bật nhất với mức tăng giá tới 5.7% lên 31,100 đ/cp. Tuy nhiên giá BID vẫn thấp hơn 1 chút so với giá mở cửa, do đó đang hình thành cây nến đỏ. Trong nhóm ngân hàng, sắc đỏ đã lan nhiều hơn, không chỉ có ACB, VPB đỏ từ đầu phiên mà đã có thêm VCB, MBB

Dầu khí tiếp tục chịu áp lực lớn từ giá dầu thế giới sáng nay. Hiện giá dầu Brent đang thấp hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất là trong tháng 10 vừa qua. Trên sàn chứng Việt, GAS, PVD, PVS, PVT và 1 loạt cổ phiếu công ty con khác đang chìm trong sắc đỏ.

Chứng khoán có lẽ là nhóm ngành khá hiếm hiện tại với số mã tăng giá nhiều hơn hẳn sô mã giảm. SSI giảm nhẹ 0.2% nhưng HCM, VCI, VND… tăng giá. Là nhóm ngành có kết quả kinh doanh bám sát nhất với diễn biến của TTCK, trong 3 tháng của quý 3 dù index không khả quan, nhưng thanh khoản đều tăng hơn hẳn cùng kỳ năm trước, do đó nhìn chung các công ty chứng khoán cũng có kết quả khởi sắc, nhất là những công ty kịp chốt lời tự doanh.

VJC tiếp tục tăng sau phiên +6.11% hôm qua, nhưng sáng nay mức tăng chỉ gần 1%. Công ty mới công bố kết quả kinh doanh quý 3 ngày hôm qua với mức tăng trường ấn tượng. Điều lý thú nữa là sáng nay khối ngoại quay lại mua ròng khá nhiều ở cổ phiếu này, sau những phiên bán ròng lớn hồi giữa tháng 10.

HSG tiếp tục rơi thêm gần 5% sáng nay, sau khi giảm sàn chiều qua với kết quả làm ăn thua lỗ vừa công bố. Giá cổ phiếu HSG hiện chỉ còn 8,870 đ/cp, không còn xứng với vị thế doanh nghiệp lớn của ngành tôn thép trên sàn. So với đỉnh giá của năm 2018, thị giá HSG chỉ còn bằng 1/3.

Mở cửa: Khởi đầu không hề đẹp

VN-Index mở cửa trong sắc xanh, nhưng tình hình có vẻ không được sáng cho lắm. Trái ngược với diễn biến của sàn chứng khoán Mỹ đêm qua, ngay từ 9h các chỉ số chính sàn HNX đã đỏ, và đến 9h15 sáng nay, tuy số cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE nhiều hơn số giảm giá, nhưng VN-Index chỉ tăng chưa đến 1 điểm lên 915.52 điểm. VN30-Index thậm chí có đứng yên tại tham chiếu.

Nhóm ngân hàng vẫn có vẻ “cứng” nhất nhìn ở góc độ ngành, với đa số cổ phiếu ánh sắc xanh, tuy nhiên dầu khí, bất động sản và nhiều nhóm ngành nhỏ hơn đang bắt đầu có hiện tượng sắc đỏ lan tràn.

Trong số các cổ phiếu vốn hóa lớn sàn HOSE, sắc đỏ có vẻ hơi lấn át. VHM tăng hơn 3%, VJC tăng 1.2% được coi là nổi bật trong nhóm tăng giá, nhưng ở phía giảm, lại có những cái tên vốn hóa lớn hơn như GAS, MSN, VIC

BID vẫn tăng mạnh tới 6% trong đợt ATO, nhưng cung nhiều hơn cầu và cổ phiếu có thể giảm đà tăng bất cứu lúc nào. Nhóm ngân hàng đang lộ ra vài sắc đỏ, VPB giảm gần 1%, ACB giảm nhẹ 0.3%.

Mùa công bố BCTC quý 3 coi như bắt đầu kết thúc, với hầu hết các công ty lớn công bố kết quả kinh doanh của mình, trong đó có nhiều sự thay đổi ngạc nhiên, cũng như có nhiều điều khá khó hiểu khi diễn biến giá cổ phiếu dường như đang đi ngược với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo 1 thống kê khá hài hước, chỉ số chứng khoán sàn chứng Việt nam thường đỏ trong tháng 11 trong 10 năm trở lại đây. Chưa rõ tin tức này có “ám” lên tâm lý của nhà đầu tư hay không, nhưng ít nhất khi diễn biến giao dịch sáng nay có thể xấu đi, thì loại tin tức này không hề được mong chờ.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh 01/11: Cơ hội nào trên xu hướng giằng co của VN30-Index? (31/10/2018)

>   Vietstock Daily 01/11: Hồi phục ngắn hạn? (31/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 31/10: VN-Index vượt mốc 900 điểm (31/10/2018)

>   Vietstock Daily 31/10: VN-Index giữ được vùng đáy tháng 07/2018? (30/10/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 31/10: Cơ hội nào trên xu hướng giằng co của VN30-Index? (30/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 30/10: Ngân hàng phân hóa về cuối phiên, VN-Index về lại tham chiếu (30/10/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 30/10: Ưu thế nghiêng về bên bán (29/10/2018)

>   Vietstock Daily 30/10: Sẽ có hồi phục? (29/10/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 29/10: VN-Index chính thức mất ngưỡng 890 điểm (29/10/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 29/10-02/11/2018: Cửa ăn cao hơn cho vị thế bán (28/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật